Hi-Seas là chương trình khám phá không gian mô phỏng được Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) tài trợ, với mục đích nghiên cứu khả năng tồn tại của con người trong điều kiện sống chật hẹp và tách biệt với thế giới xung quanh. Ảnh:University of Hawaii at Manoa |
Tham gia dự án này là 6 tình nguyện viên, chấp nhận thử thách sống trong một khu nhà mái vòm biệt lập trên sườn phía bắc của núi lửa Mauna Loa, Hawaii, Mỹ. Các nhiệm vụ của họ kéo dài lần lượt 4 tháng, 8 tháng và một năm. Ảnh:HI-SEAS |
Sơ đồ kiến trúc mái vòm, nơi ở của 6 tình nguyện viên, với các phòng ngủ nằm liền kề nhau. Toàn bộ khu nhà có đường kính 11m, nằm ở độ cao hơn 2.000 m so với mực nước biển. Các phương tiện liên lạc với thế giới bên ngoài đều hạn chế. Thời gian gửi tin nhắn hay thư điện tử có thể bị chậm hơn khoảng 20 phút, mô phỏng điều kiện giới hạn như quá trình giao tiếp từ sao Hỏa về Trái Đất và ngược lại. Ảnh:HI-SEAS |
Nhóm tình nguyện viên gồm ba nam và ba nữ, được lựa chọn dựa theo kinh nghiệm và quá tình đào tạo tương tự quy trình tuyển chọn phi hành gia của NASA. Mỗi phòng ngủ của họ được cung cấp giường, đệm, ghế, không gian cất quần áo ngay dưới giường và một máy in 3D. Trong các sứ mệnh sao Hỏa tương lai, máy in 3D sẽ là một trong những đồ vật quan trọng của phi hành gia. Ảnh:HI-SEAS |
Kết quả thử thách này sẽ cung cấp nhiều thông tin và kinh nghiệm quan trọng cho thực tế. Đối với một sứ mệnh nghiên cứu hành tinh đỏ, thời gian của một chuyến bay không gian sẽ kéo dài 6 tháng, thời gian sống và làm việc là 500 ngày, thời gian trở về nhà là 6 tháng. Ảnh:HI-SEAS |
Tính chất tách biệt của nhiệm vụ này có thể kéo theo một số vấn đề tâm lý. Trong hoạt động mô phỏng tương tự mà Nga từng tiến hành từ 2010-2011, 4 trong số 6 tình nguyện viên từng trải qua vấn đề rối loạn về giấc ngủ và giảm năng suất làm việc trong suốt dự án. Trong dự án Hi-Seas, nhóm tình nguyện viên sẽ thực hiện một số công việc khoa học và tham gia hoạt động bên ngoài khi mặc bộ đồ của phi hành gia. Ảnh:HI-SEAS |
Cơ quan vũ trụ của Mỹ từng nhận định con người có thể đặt chân lên sao Hỏa trong thập niên 30 của thế kỷ này và việc đưa con người lên hành tinh đỏ là ưu tiên hàng đầu của NASA. Ảnh:NAS |