Mình nói gì khi nói về chiến tranh

GD&TĐ - ‘Mình nói gì khi nói về chiến tranh’ là một cuộc trò chuyện giữa các nghệ sĩ gợi mở về thực hành nghệ thuật liên quan đến chủ đề chiến tranh.

Cuộc trò chuyện sẽ diễn ra vào thứ bảy 5/11 tại Zoom Á Space (59 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội).
Cuộc trò chuyện sẽ diễn ra vào thứ bảy 5/11 tại Zoom Á Space (59 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội).

Cuộc trò chuyện sẽ diễn ra vào thứ bảy 5/11 tại Zoom Á Space (59 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội).

Theo ban tổ chức, xúc cảm và suy tư như một cách hồi đáp bối cảnh đương đại, buổi trò chuyện tạo ra đối thoại trên các trường cảm xúc và nhận thức đa tầng, mang tới cho công chúng những gợi mở về nghệ thuật và các thực hành nghệ thuật của người nghệ sĩ.

Tiếp nối chuỗi sự kiện trò chuyện với nghệ sĩ thuộc ‘Tháng thực hành nghệ thuật MAP 2022’ sẽ là chia sẻ, trình bày của các nghệ sĩ: Bae Byung Wook (Hàn Quốc) và Jo Ngô & Lê Minh Châu (Việt Nam), do giám tuyển Phương Phan điều phối.

Á Space là không gian diễn ra nhiều cuộc trò chuyện thú vị của nghệ sĩ

Á Space là không gian diễn ra nhiều cuộc trò chuyện thú vị của nghệ sĩ

Trò chuyện với nghệ sĩ là sự kiện công khai dành cho công chúng, những người yêu thích và quan tâm tới nghệ thuật. Tham gia chương trình, khán giả sẽ cùng lắng nghe chia sẻ từ các nghệ sĩ về công việc của họ – những dự án từng thực hiện, những ý tưởng và thực hành nghệ thuật khi làm việc với chủ đề chiến tranh.

Về nghệ sĩ Bae Byung Wook, anh sinh ra tại Seoul vào năm 1981. Anh là một nghệ sĩ thị giác, giám tuyển và thông dịch viên. Anh bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật đương đại của mình với vai trò là một nhà giám tuyển. Chủ đề các dự án do anh giám tuyển chủ yếu trải rộng từ thay đổi xã hội đến các cộng đồng thiểu số.

Xét về thể loại hay phương thức thể hiện, các nghiên cứu giám tuyển của anh tập trung vào các tác phẩm dựa trên yếu tố thời gian và các tác phẩm nghệ thuật trình diễn/nghệ thuật đa ngành. Với vai trò là đồng giám tuyển và chủ tịch (từ năm 2021), anh đã phát triển chương trình ‘Khái niệm Yeonnam’ và ‘Sa-lông Giám tuyển’.

Tác phẩm 'PS' của nghệ sĩ Lại Diệu Hà

Tác phẩm 'PS' của nghệ sĩ Lại Diệu Hà

Dự án mới nhất do anh giám tuyển có bao gồm triển lãm ‘Khi chúng ta là các nữ nghệ sĩ’, giới thiệu 5 nữ nghệ sĩ Hàn Quốc.

Là một nghệ sĩ thị giác, các phương pháp anh sử dụng bao gồm hội họa, sắp đặt, và trình diễn. Chủ đề chính trong các sáng tạo nghệ thuật của anh là kí ức. Dựa vào phỏng vấn cũng như nghiên cứu, anh thường thể hiện mâu thuẫn giữa kí ức tập thể và kí ức cá nhân của người dân địa phương sống trong môi trường có các thay đổi xã hội, ví dụ như sự phục hồi vĩ mô của các thị trấn, sự giảm thiểu dân số ở các làng quê nông thôn, du lịch hóa…

Các tác phẩm của anh đã được trưng bày tại nhiều bối cảnh khác nhau, từ không gian triển lãm cho đến tầng mái ngoài trời. Từng được mời tham gia chương trình lưu trú quốc tế đầu tiên của thành phố Tenri, tỉnh Nara, Nhật Bản vào năm 2018. Anh cũng từng được mời tới một hội chợ nghệ thuật phá cách mang tên ‘Hội chợ Siêu thị Nghệ thuật’ tại Stockholm, Thụy Điển vào năm 2019 với cương vị là một nghệ sĩ cũng như giám tuyển của ACS.

Triển lãm gần đây nhất của anh là một triển lãm cá nhân mang tên ‘gió đang thổi, nhảy chậm dần’, trưng bày các tác phẩm hội hoạ tại ACS (Seoul) vào năm 2021.

Jo Ngô hay Ngô Kỳ Duyên là một nghệ sĩ thị giác TPHCM với các tác phẩm liên quan đến hình ảnh chuyển động, thực tế ảo, thực tế tăng cường và nghệ thuật đa phương tiện (new media art).

Thông qua công nghệ, cô hướng đến đối tượng khán giả rộng hơn bằng hình thức tường thuật thú vị và sinh động, cô ủng hộ cộng đồng sáng tạo vượt ra khỏi các phương tiện truyền thống vốn có. Trọng tâm chính của cô là nghệ thuật chữa lành, thiền định và lan toả năng lượng tích cực để giải phóng tâm trí, điều này càng cần thiết hơn bao giờ hết sau đại dịch Covid-19.

Lê Minh Châu (Chaulichi hay còn gọi là Knot-Dot) là một nghệ sĩ trình diễn âm nhạc và thị giác sống tại Việt Nam. Công việc của Châu hình dung ra những góc nhìn mới thông qua sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh. Cô đang thử nghiệm các tương tác trong thế giới thuần túy tự nhiên hoặc kỹ thuật số thông qua nghệ thuật trình diễn, âm nhạc thử nghiệm và video.

Giám tuyển điều phối Phương Phan là một nhà nghiên cứu và giám tuyển lớn lên giữa Hà Nội và Berlin. Các dự án dựa trên nghiên cứu của cô tập trung vào những rối rắm của lịch sử trong thời kỳ Chiến tranh lạnh tại Đức và Đông Nam Á.

Phương Phan học lịch sử nghệ thuật trong bối cảnh toàn cầu và Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đức. Cô làm việc với vai trò trợ lý giám tuyển tại Kunsthalle Münster và trợ lý nghiên cứu cho giám đốc Gropius Bau tại Berlin. Hiện cô đang làm nghiên cứu sinh về nhân học xã hội, tập trung vào đời sống xã hội của các áp phích tuyên truyền.

Sự kiện thuộc dự án Tháng thực hành nghệ thuật (MAP), một dự án thường niên của Heritage Space được vận hành từ 2015, nhằm mục đích tạo ra một nền tảng thực hành, thể nghiệm và trao đổi về nghệ thuật đương đại như một Phòng thí nghiệm Nghệ thuật mở.

Chủ đề của MAP 2022 là “Chiến tranh” – nhằm khơi gợi những suy tư và dự cảm về những cuộc chiến trong quá khứ, thực tại, những uẩn khúc chưa biết tới, sự thật chưa được gọi tên và tương lai bất định. MAP 2022 có sự tham gia của 10 nghệ sĩ đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, cùng với một số nhà nghiên cứu, giám tuyển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ