1. Nhiễm trùng nấm men
Tình trạng này còn có tên gọi khác là tưa miệng, vì nó ảnh hưởng đến miệng và tạo ra các đốm trắng trên cổ họng và lưỡi. Nhiễm trùng được tạo ra bởi một loại vi khuẩn có tên Candida Albicans, sinh sống tự nhiên trong miệng và được kiểm soát bởi hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của bạn suy yếu, vi khuẩn này sẽ nhanh chóng lây lan và gây ra nhiễm trùng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng này là gây ra mùi khó chịu cho hơi thở và các đốm trắng ở cổ họng.
2. Mang thai
Ngoài buồn nôn và mệt mỏi, một tỉ lệ lớn những người phụ nữ mang thai còn gặp tình trạng thở có mùi khó chịu. Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai.
Hooc môn có thể ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác, khiến bạn ghét cả mùi nước hoa ưu thích. Nhưng đừng lo lắng, mùi hôi miệng sẽ biến mất sau khoảng tháng thứ 7 đến thứ 9 của thai kì.
3. Cơ thể thiếu kẽm
Khi bạn ăn chế độ ít kẽm hoặc cơ thể bạn không thể hấp thụ đủ kẽm, bạn có thể sẽ trải qua một “hương vị” không mấy dễ chịu trong miệng.
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa thiếu chất kẽm và mùi hôi miệng, nhưng họ tin rằng đó là do kẽm làm tăng mức độ gustin – một loại protein kiểm soát vị giác.
4. Cúm hoặc cảm lạnh
Nếu bạn cảm thấy vị đắng trên lưỡi khi mắc cảm lạnh hoặc cúm, thì đừng lo lắng, vì điều này hoàn toàn bình thường. Cả hai đều là những bệnh nhiễm trùng phổ biến, và cơ thể chống lại chúng bằng cách sản xuất thêm protein.
Điều này sẽ khiến vị đắng xuất hiện trong miệng bạn, ngoài ra vi khuẩn gây ra cúm cũng sẽ gây ra mùi hôi khó chịu trong mũi hoặc cổ họng vì nhiễm trùng.
5. Bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, khiến bạn cảm thấy một vị ngọt lạ trong miệng.
Nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường cũng làm giảm lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ, làm miệng bạn có thêm mùi hương khó chịu.
6. Ăn hạt thông
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra “hội chứng hạt thông”: tình trạng bạn cảm thấy vị đắng và hôi miệng sau một vài ngày kể từ khi ăn hạt thông.
Nó có thể kéo dài trong một vài ngày cho đến một vài tuần, và trở nên “nặng mùi” hơn mỗi khi bạn ăn hoặc uống. Tuy nhiên, ngoài vấn đề này ra thì “hội chứng hạt thông” không gây ra thêm bất kì tác dụng phụ nào khác cả.
7. Căng thẳng cao độ
Tình trạng căng thẳng cao độ kéo dài có thể gây ra xerostomia, hay còn gọi là khô miệng, và nó chính xác là làm giảm lượng nước bọt trong miệng.
Nước bọt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, không chỉ về vấn đề tiêu hóa mà nó còn chống lại những vi khuẩn xấu trong miệng. Vì vậy, khi không có đủ lượng nước bọt cần thiết, bạn sẽ có mùi hôi miệng khó chịu hoặc các vị kì lạ trong miệng.
8. Tác dụng phụ của thuốc
Một vài loại thuốc có vị đắng, mặn, thậm chí là vị kim loại, và khiến hơi thở có mùi kì quặc. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã giải thích rằng, đây chỉ là tác dụng phụ của một số loại thuốc, kể cả kê đơn hay không kê đơn, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc điều trị tăng huyết áp hay thuốc dị ứng.
Ngay cả một số vitamin tổng hợp cũng có thể gây ra tình trạng này. May mắn thay, mùi hôi miệng sẽ biến mất khi cơ thể bạn quen với loại thuốc đó hoặc thay đổi sang thuốc khác.
9. Vệ sinh răng miệng kém
Miệng của bạn là “nhà” của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, cả vi khuẩn xấu lẫn vi khuẩn tốt. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, bạn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, khiến miệng có mùi hôi khó chịu.
Thậm chí chúng còn dẫn đến các vấn đề nguy hiểm cho răng và nướu.