Học hè tại nhà là cơ hội hoàn hảo để giữ cho tâm trí của trẻ hoạt động và duy trì thói quen học tập mà không bị áp lực của môi trường học thuật.
Bằng cách sử dụng những ý tưởng học tập mùa hè sáng tạo để củng cố những gì con bạn đã học được trong năm vừa qua, bạn sẽ giúp chúng ghi nhớ kiến thức đó.
Hơn nữa, bạn còn giúp trẻ yêu thích việc học bằng cách cho chúng cơ hội khám phá các lĩnh vực khác mà chúng quan tâm.
Dạy một trò chơi mới
Bất kỳ loại trò chơi nào cũng đòi hỏi tư duy tính toán. (Ảnh: ITN). |
Cờ vua được biết đến với việc nâng cao kỹ năng tư duy phản biện của trẻ em, nhưng nó không phải là lựa chọn duy nhất để mang lại niềm vui chiến lược.
Bất kỳ loại trò chơi nào cũng đòi hỏi tư duy tính toán, chẳng hạn như lego, cờ caro,... đều là những phương pháp khiến con bạn học hỏi bằng cách vận dụng một phần não khác của chúng.
Nếu bạn không biết chơi cờ, đây là cơ hội hoàn hảo để bạn học cùng trẻ. Làm gương sẽ chứng minh cho con bạn thấy rằng mọi người đều bắt đầu như những người mới, nhưng việc học là đáng làm cho dù bạn có còn là một đứa trẻ ở độ tuổi đi học hay không.
Giáo dục bằng phim ảnh
Dạy trẻ bằng phim ảnh không nhất thiết có nghĩa là cho chúng xem những bộ phim mang tính giáo dục.
Dạy con qua phim có thể đơn giản chỉ là thảo luận về bộ phim Disney yêu thích của con sau khi cả nhà xem cùng nhau.
Nói về những chủ đề sâu sắc hơn của bộ phim, những bài học mà phim đã dạy và lý do tại sao một số nhân vật đã có những hành động như vậy,... Những quyết định hoặc sự kiện nào có thể xảy ra khác đi để thay đổi phần kết của câu chuyện?
Tham gia “chuyến du lịch vòng quanh thế giới”
Khuyến khích con bạn tìm hiểu thêm về các nền văn hóa và truyền thống của các quốc gia khác nhau bằng cách để chúng làm... đại lý du lịch cho bạn.
Lập kế hoạch trong vài ngày để tập trung vào một quốc gia mà con bạn chọn và nghiên cứu những gì con được biết đến - từ động vật và thực vật đến thực phẩm và quần áo.
Hoạt động này có thể dạy con đánh giá cao các phong tục khác và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, đồng thời đây cũng có thể là một cơ hội tuyệt vời để con học môn địa lý. Nếu gia đình bạn “ghé thăm” mỗi quốc gia vào mỗi tuần của kỳ nghỉ hè, trẻ sẽ nhanh chóng hoàn thành giấc mơ “đi vòng quanh thế giới.”
Học tập tại vườn
Gieo hạt trong vườn nhà là cách hoàn hảo để dạy con những điều cơ bản về khoa học và cách mọi thứ phát triển.
Thay vì nhìn vào những bức tranh trong sách giáo khoa, trẻ sẽ có được trải nghiệm thực tế khi xem một thứ gì đó nảy mầm ngay trước mắt mình.
Khi cùng con gieo hạt, hãy nói về những gì cây sẽ cần để phát triển, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, nước và chất dinh dưỡng thích hợp.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản về khoa học, con cũng có thể học trách nhiệm bằng cách chăm sóc khu vườn và nhớ tưới cây mỗi ngày. Ngoài ra, được nhìn thấy thành quả lao động của chính mình là điều vô cùng bổ ích đối với con.
Đọc để giải trí
Đọc sách trong mùa hè có thể giúp đầu óc trẻ em minh mẫn và nâng cao kỹ năng đọc viết của chúng. (Ảnh: ITN). |
Đọc sách mùa hè có cần thiết không? Câu trả lời ngắn gọn là “có”. Đọc sách trong mùa hè có thể giúp đầu óc trẻ em minh mẫn và nâng cao kỹ năng đọc viết của chúng.
Để trải nghiệm những lợi ích này, trẻ em cần đọc những cuốn sách thách thức và khiến chúng hứng thú. Nếu trẻ em chỉ đọc những cuốn sách dưới mức hiểu biết của chúng, các nghiên cứu cho thấy rằng chương trình đọc sách trong mùa hè sẽ không cải thiện trình độ đọc viết của chúng.
Hãy nhớ rằng trẻ em sẽ dám mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn về văn học khi chúng quan tâm đến những gì chúng đang đọc. Hãy nghĩ về một chủ đề mà con bạn hứng thú và tìm một cuốn sách về chủ đề đó sẽ mở rộng khả năng đọc của con, từ đó giúp con phát triển tư duy.
Học tập như một gia đình
Kết hợp việc học vào các thói quen thông thường của gia đình, chẳng hạn như một hoạt động vui vẻ vào buổi tối, có thể giúp gia đình bạn cùng nhau phát triển trí tuệ và các mối quan hệ.
Cùng nhau khám phá sở thích của gia đình là một cách hữu ích để giúp bạn hiểu sâu hơn về một chủ đề cũng như kết nối giữa các thành viên với nhau. Mọi người đều học hỏi nhiều hơn khi được việc cùng nhau và thử thách lẫn nhau.
Nhiều đứa trẻ coi ngôi nhà của chúng là môi trường an toàn để khám phá những điều mới mà không sợ thất bại. Và nếu trẻ thích học, nhiều khả năng chúng sẽ muốn tiếp tục học và biến nó thành một thói quen lành mạnh trong suốt phần đời còn lại của chúng.