Máy bay dưới nước đầu tiên trên thế giới của một tỉ phú

Máy bay dưới nước đầu tiên trên thế giới của một tỉ phú
Nhà tỉ phú Richard Branson
Nhà tỉ phú Richard Branson

Con tàu trị giá 415.000 bảng có tên gọi Necker Nymph có thể lặn xuống độ sâu 40 mét. Ông Richard hy vọng một ngày nó có thể khám phá độ sâu 10,7 km (con số này cao hơn đỉnh Everest).

Nhà tỉ phú, chủ tịch hãng hàng không Virgin, dự định sẽ cho những vị khách đến hòn đảo Necker của ông sử dụng. Như một chiếc máy bay dưới nước, Nymph có thể mang một phi công và 2 vị khách trong chuyến du ngoạn dài 2 tiếng. Họ sẽ có cơ hội khám phá những xác tàu cổ dưới đại dương và nhìn cận cảnh những sinh vật biển.

Dĩ nhiên, khách tham quan phải trả tiền cho những trải nghiệm đặc biệt này. Nymph có giá cho thuê là 25.000 USD một tuần với điều kiện bạn đã chi tối thiểu 88.000 USD cho 7 đêm trên nhà hàng sang trọng tại hòn đảo Necker của ông.

Nymph là
Con tàu mang tên Nymph như một máy bay hoạt động dưới nước

Nymph do Graham Hawkes – giám đốc công ty Công nghệ Đại dương Hawkes – thiết kế và xây dựng và đây là thiết bị đầu tiên loại này trên thế giới.

Necker Island in the Caribbean was bought by Sir Richard Branson when he was just 28. The new submarine can be hired by guests staying there  Read more: http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-1246972/Underwater-plane-bought-Sir-Richard-Branson.html#ixzz0e3rO65Or
Hòn đảo Necker trên biển Caribbe được nhà tỉ phú Richard Branson mua khi mới 28 tuổi. Tàu ngầm Nymph sẽ được dùng cho khách ở trên đảo Necker thuê

Hà Châu (Theo Dailymail)

Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.