Màn “khoanh tay ăn mừng” của hậu vệ Văn Thanh vào đề thi học sinh giỏi

Hình ảnh khoanh tay ăn mừng đầy tự tin của hậu vệ Vũ Văn Thanh sau khi thực hiện thành công lượt sút penalty đưa đội tuyển U23 Việt Nam vào trận chung kết U23 Châu Á đã trở thành chất liệu của một đề thi văn.

Màn “khoanh tay ăn mừng” của hậu vệ Văn Thanh vào đề thi học sinh giỏi
U23 Việt Nam, đề thi văn, U23 châu Á, Vũ Văn Thanh, hậu vệ Văn Thanh

Đề thi này hiện nhận được sự chú ý của nhiều người khi câu 1 (chiếm 8 điểm) đưa 2 hình ảnh kèm theo câu hỏi: “Hai bức ảnh trên gợi em nhớ tới khoảnh khắc vinh quang nào của dân tộc ta. Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu cảm nhận sâu sắc của em về ý nghĩa của 2 bức ảnh đó”.  

Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Thái Trường, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (tỉnh Thái Nguyên) đây là đề cuộc thi học sinh giỏi môn Ngữ văn khối 10 năm học 2017-2018 của nhà trường diễn ra vào chiều qua 29/1.

U23 Việt Nam, đề thi văn, U23 châu Á, Vũ Văn Thanh, hậu vệ Văn Thanh
Hình ảnh ăn mừng đầy tự tin và đáng yêu của hậu vệ Vũ Văn Thanh sau khi thực hiện thành công lượt sút penalty ở trận bán kết để đưa Việt Nam vào chung kết giải bóng đá U23 Châu Á 2018.

“Hằng năm, trường tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường vào khoảng thời gian này để chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Ban đầu, đề thi đã được nộp từ hôm 22/1, nhưng sau khi đội tuyển U23 Việt Nam giành chiến thắng ở trận bán kết để tiến vào chung kết giải bóng đá U23 châu Á 2018, tổ Ngữ văn của nhà trường quyết định đổi chất liệu đề thi. Và một đề thi mới với chất liệu là sự kiện liên quan đến đội tuyển U23 Việt Nam đã nhanh chóng được hoàn thiện sau trận bán kết”.

Đề thi lấy chất liệu là khoảnh khắc ăn mừng đầy tự tin của hậu vệ Vũ Văn Thanh sau lượt sút penalty lịch sử đưa Việt Nam lần đầu tiên vào chung kết của một giải đấu tầm châu lục. Cùng đó là hình ảnh hàng triệu người hâm mộ đổ ra đường hòa mình trong không khí tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc. Qua đó để thấy tinh thần của thế hệ trẻ mang lại hào khí, một luồng gió mới cho đất nước và khiến mọi người dân xích lại gần nhau hơn.

“Mục đích của đề thi là vừa kiểm tra kiến thức, thực hành về kiểu văn nghị luận vừa để các em thể hiện hiểu biết về ý nghĩa lịch sử của sự kiện lớn này. Qua đó, chúng tôi cũng mong muốn nâng cao tinh thần dân tộc trong mỗi em học sinh” - ông Trường nói.

Theo Việt nam net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...