Mai Sơn phấn đấu trở thành Trung tâm chế biến nông sản của các tỉnh Tây Bắc

GD&TĐ - Huyện Mai Sơn (Sơn La) thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, phấn đấu trở thành Trung tâm chế biến nông sản của các tỉnh Tây Bắc.

Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc tại huyện Mai Sơn.
Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc tại huyện Mai Sơn.

Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng...

Thời gian qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện, Mai Sơn đã chuyển đổi mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Từ một huyện nghèo miền núi, huyện đã vượt lên phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực, gắn liền với tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị.

Trên địa bàn huyện Mai Sơn hiện có 11.000ha cây ăn quả, chiếm 13% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh Sơn La. Nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã cho thu nhập trên 300 triệu/ha/năm như: Na, dâu tây, chanh leo... Cùng với đó, Mai Sơn còn có hơn 19.000 ha cây công nghiệp gồm: Cà phê, mía, sắn, chè phục vụ cho 5 nhà máy chế biến trên địa bàn. Ngoài ra, Mai Sơn còn có gần 1,5 triệu con gia súc, gia cầm. Trong đó, đàn lợn đứng đầu toàn tỉnh với 98.500 con.

Huyện Mai Sơn đã chuyển đổi có hiệu quả trồng cây ăn quả trên đất dốc.

Huyện Mai Sơn đã chuyển đổi có hiệu quả trồng cây ăn quả trên đất dốc.

Ông Nguyễn Việt Cường, Bí thư huyện ủy Mai Sơn cho biết, có thể nói hiệu quả từ việc phát triển cây ăn quả trên đất dốc đã mang đến cho “bức tranh” nông nghiệp của huyện những gam màu rực rỡ, “tươi sáng” hơn. Đời sống và thu nhập của người dân được nâng lên rõ nét. Ngoài việc chú trọng tuyên truyền, vận động người dân phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện còn chú trọng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản đồng bộ.

Hiện nay, huyện Mai Sơn có diện tích trồng cây cà phê lớn nhất tỉnh Sơn La.

Hiện nay, huyện Mai Sơn có diện tích trồng cây cà phê lớn nhất tỉnh Sơn La.

“Trên địa bàn huyện hiện có 5 nhà máy chế biến nông sản như: Nhà máy mía đường, nhà máy cà phê, nhà máy tinh bột sắn, nhà máy rau quả Doveco Sơn La. Đối với lĩnh vực công nghiệp thì có nhà máy xi măng Mai Sơn, nhà máy gạch Mường Bon, nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc, biến Mai Sơn thành Trung tâm công nghiệp của tỉnh. Qua đó, góp phần tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Đồng thời, giúp Mai Sơn ngày càng phát triển nhanh và bền vững”, ông Cường thông tin.

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Mai Sơn ngày càng nâng cao.

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Mai Sơn ngày càng nâng cao.

"Lá cờ đầu" trong xây dựng xã đạt chuẩn NTM

Những năm qua, ngoài việc phát triển sản xuất nông nghiệp, thu hút vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản, huyện Mai Sơn còn tập trung thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Bằng sự chủ động và áp dụng các biện pháp linh hoạt, đến nay toàn huyện có 9 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đứng đầu toàn tỉnh Sơn La. Trong đó, huyện có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 8 bản đạt chuẩn bản NTM, trong đó có 4 bản đạt chuẩn bản NTM kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Người dân hiến công, góp sức cùng địa phương xây dựng NTM.

Người dân hiến công, góp sức cùng địa phương xây dựng NTM.

Cơ sở hạ tầng được huyện Mai Sơn quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ. Đến nay, 100% các xã có đường cứng hóa đến trung tâm xã; 29,7% tuyến đường liên bản và 28,2% tuyến đường nội bản được cứng hóa. Nhiều tuyến đường kết nối liên vùng, liên xã được đầu tư.

Cùng với đó, 98,8% hộ gia đình được dùng điện lưới quốc gia; 97% hộ gia đình khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% hộ gia đình khu vực đô thị được sử dụng nước sạch. Từ những nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tháng 10/2018, thị trấn Hát Lót được công nhận là đô thị loại IV. Đây là đô thị loại IV đầu tiên của tỉnh Sơn La.

Người dân bản Mai Quỳnh vui mừng khi nước sạch được dẫn về bản.

Người dân bản Mai Quỳnh vui mừng khi nước sạch được dẫn về bản.

Anh Nùng Văn Ửng, bản Mai Quỳnh, xã Mường Bon chia sẻ: “Nhờ sự quan tâm sát sao của lãnh đạo huyện trong xây dựng NTM, chúng tôi đã có điện, nước sạch, nhà văn hoá để sinh hoạt. Đường sá, trường, trạm được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chúng tôi đi lại và phát triển sản xuất. Cuộc sống của chúng tôi đã được cải thiện rất nhiều so với trước kia”.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao luôn được huyện Mai Sơn chú trọng quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo có nhiều đổi mới, quy mô trường lớp được mở rộng, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, toàn huyện có 38/63 trường học đạt chuẩn quốc gia (chiếm 60,3%). Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân được quan tâm. 100% các xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia.

Huyện Mai Sơn có 5 nhà máy chế biến nông sản, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương.

Huyện Mai Sơn có 5 nhà máy chế biến nông sản, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương.

Theo ông Cường, Bí thư huyện uỷ Mai Sơn cho biết: “Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 12,8%. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện luôn được giữ vững và ổn định. Thời gian tới, huyện tiếp tục quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số; tăng cường quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, phát triển các khu đô thị văn minh, hiện đại; đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Cùng với đó, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ gắn với chuỗi giá trị, lấy HTX của bản làm nền tảng, là thành phần kinh tế quan trọng trong liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm".

Mai Sơn cũng là địa phương có diện tích trồng ngô lớn nhất tỉnh Sơn La.

Mai Sơn cũng là địa phương có diện tích trồng ngô lớn nhất tỉnh Sơn La.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng huyện Mai Sơn, ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã ghi nhận và biểu dương những kết quả mà huyện đã được trong thời gian qua. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị huyện Mai Sơn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; phát triển chăn nuôi đại gia súc. Quan tâm phát triển GD&ĐT, y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân; thực hiện tốt các chính sách xã hội, quan tâm chăm lo tốt những đối tượng chính sách, gia đình người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em khó khăn, người yếu thế trong xã hội. Phát huy tinh thần đoàn kết, tính năng động, đổi mới, sáng tạo; khơi dậy khát vọng xây dựng huyện Mai ngày càng phát triển giàu đẹp. Phấn đấu đưa Mai Sơn trở thành Trung tâm chế biến nông sản của tỉnh Sơn La và các tỉnh Tây Bắc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.

Hãng máy làm đá giá tốt hiện nay