Ông Trần, 40 tuổi cho biết thời gian trước khẩu vị của ông không tốt, một ngày sau khi về nhà, nhìn thấy lạp xưởng trong tủ lạnh, ông đã nghĩ và làm món cơm chiên lạp xưởng. Tuy nhiên sau khi ăn không lâu, ông Trần cảm thấy khó chịu, không chỉ buồn nôn mà còn bị sốt.
Theo ông Trần, vào lúc 6h chiều ngày hôm đó, ông bắt đầu bị sốt, cơ thể run lên. Lúc này gia đinh mới phát hiện sức khỏe của ông có vấn để, vội vàng đưa ông đến Bệnh viện nhân dân tỉnh Quảng Đông. Kết quả kiểm tra khiến mọi người rất ngạc nhiên, xét nghiệm máu phát hiện dương tính với kháng thể virus sốt xuất huyết và xem xét có thể bị sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, tình trạng của ông Trần ngày càng tệ hơn, nhanh chóng phát triển thành suy hô hấp, suy thận, suy tim, tổn thương gan, hôn mê… Sau một loại các biện pháp giải cứu, ông Trần đã chuyển từ hôn mê sang trạng thái tỉnh táo.
Tại sao ông Trần bị sốt xuất huyết? Có thực sự là do muỗi đốt hay không? Bác sĩ Lý ở Trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện nhân dân Quảng Đông cho biết: “Mặc dù người bệnh có tiền sử muỗi đốt, nhưng khi cơn đau cơ không rõ ràng, không phát ban, và tăng đáng kể các chỉ số viêm nhiễm liên quan đến nhiễm khuẩn, các biểu hiện lâm sàng không phù hợp với bệnh sốt xuất huyết, chắc chắn là có nguyên nhân khác”.
Sau quá trình điều trị bác sĩ phát hiện ông Trần bị nhiễm khuẩn dẫn đến ngộ độc, gây suy đa tạng.
Sau đó, bác sĩ đã tìm hiểu thông qua người nhà của bệnh nhân và suy đoán rằng lạp xưởng mà ông Trần ăn có thể là nguyên nhân gây bệnh. Được biết, lạp xưởng mà ông Trần ăn sau khi mua về được để trong tủ lạnh khá lâu nhưng không được bọc kín, trong quá trình bảo quản đã bị biến chất.
Bác sĩ Lý nói rằng lạp xưởng không phải là thức ăn nhanh, sau khi mở thì cần phải bọc kín và làm nóng hoàn toàn trước khi ăn.
Các bác sĩ đã xem xét ngộ độc thực phẩm dựa trên lịch sử ăn uống đó là ăn thực phẩm chưa chín và thực phẩm đã bị biến chất, nhiễm trùng máu do vi khuẩn dẫn đến sốc nhiễm trùng và rối loạn chức năng đa cơ quan. Sau điều trị 3 tuần, ông Trần đã hồi phục và được xuất viện.
Lạp xưởng bảo quản không đúng cách rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Bác sĩ Lý nói rằng, ông Trần bị nhiễm khuẩn Klebsiella pneumoniae, đây là một loại vi khuẩn không truyền nhiễm, bình thường cũng sẽ không lây truyền từ người này sang người khác, nhưng cùng ăn có thể phát bệnh cùng lúc.
Bệnh tình trong giai đoạn ngắn phát triển rất nhanh, dẫn đến tỉ lệ tử vong cao sau khi bị nhiễm trùng máu. May mắn thay vi khuẩn trong cơ thể của ông Trần không kháng thuốc, phản ứng tốt với thuốc kháng sinh nên được cứu kịp thời.
Bác sĩ nhắc nhở, thực phẩm nên được nấu chín kỹ, và thực phẩm sống chín nên được bảo quản riêng. Thực phẩm lấy từ tủ lạnh nên được làm nóng liên tục ít nhất 100 độ C trên 2 phút trước khi tiêu thụ.
Nguyên tắc khi dùng tủ lạnh tránh hại sức khỏe
- Tủ lạnh không nên để quá nhiều thực phẩm, cần phải có không gian lưu thông để đảm bảo hiệu quả làm mát.
- Thực phẩm sống và chín cần để tách biệt tránh nhiễm trùng chéo. Rau củ và trái cây cần được rửa sạch, để ráo nước trước khi cho vào tủ lạnh. Thức ăn thừa ăn càng sớm càng tốt, hâm nóng thực phẩm trước khi ăn.
- Làm sạch tủ lạnh thường xuyên, đặc biệt là các kẽ và góc ở các ngăn trong tủ lạnh. Tốt nhất làm sạch ngăn mát 1 tháng 1 lần, ngăn đông 3 tháng 1 lần.
- Khi thực phẩm nghi ngờ bị ô nhiễm cần phải vứt bỏ, đặc biệt cơ thể có những triệu chứng bất thường thì cần phải đến bệnh viện kịp thời.