Lý do kỷ luật quát mắng thường phản tác dụng với trẻ

GD&TĐ - Khi trẻ không nghe lời, cha mẹ thường quát mắng, nhưng các chuyên gia cho rằng giải pháp này không giúp trẻ đạt được hành vi như cha mẹ mong muốn.

Quát mắng là cách giải tỏa cơn giận, đó không phải là cách hiệu quả để thay đổi hành vi. (Ảnh: ITN).
Quát mắng là cách giải tỏa cơn giận, đó không phải là cách hiệu quả để thay đổi hành vi. (Ảnh: ITN).

Nuôi dạy con cái là thách thức vô cùng lớn. Điều quan trọng cha mẹ cần biết lý do trẻ không nghe lời và tại sao hình thức kỷ luật thường ngày của họ không mang lại hiệu quả.

Trẻ em không thể lắng nghe trong chế độ chiến đấu hoặc bỏ chạy

Tiến sĩ Laura Markham, nhà tâm lý học lâm sàng và là tác giả cuốn sách “Quát mắng là cách giải tỏa cơn giận; đó không phải là cách hiệu quả để thay đổi hành vi”, nói: “Khi trẻ sợ hãi, bộ não của chúng sẽ mặc định chuyển sang chế độ chiến đấu hoặc bỏ chạy và các trung tâm học tập trong não của chúng sẽ ngừng hoạt động".

Chiến đấu hoặc bỏ chạy là một phản ứng sinh lý xảy ra khi chúng ta trải qua điều gì đó mà não cho là có mối đe dọa.

Như vậy, con bạn không thể học được khi bạn la mắng vì não nói với chúng rằng, người lớn đang tạo ra mối đe dọa, não chúng sẽ trở về chế độ bảo vệ và phòng thủ.

Mặt khác, Tiến sĩ Markham cho biết: “Giao tiếp hòa bình và bình tĩnh giúp trẻ cảm thấy an toàn, đồng thời khiến trẻ dễ tiếp thu bài học người lớn đang dạy".

Quát mắng khiến trẻ cảm thấy bị mất giá trị

Con cái chúng ta không bao giờ nên cảm thấy mình là kẻ thù của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Con cái chúng ta không bao giờ nên cảm thấy mình là kẻ thù của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Tiến sĩ Shrand nói: “Sợi dây chung gắn kết tất cả mọi người lại với nhau là mong muốn cảm thấy được trân trọng. Cảm giác được người khác đánh giá cao là cách chúng ta đo lường giá trị bản thân và xác định liệu mình có quan trọng với thế giới xung quanh hay không.

Khi bị quát mắng, chúng ta thấy mình kém cỏi và đặt câu hỏi về khả năng của mình. Tiến sĩ Shrand nói: “Quát mắng là một trong những cách nhanh nhất khiến ai đó cảm thấy họ không có giá trị. Tương tự như vậy, con cái chúng ta không bao giờ nên cảm thấy mình là kẻ thù của cha mẹ".

Quát mắng gây lo lắng, trầm cảm

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, những đứa trẻ bị quát mắng dễ bị lo lắng và có mức độ trầm cảm cao hơn.

Neil Bernstein, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng tại Hoa Kỳ giải thích sự tiêu cực là nguyên nhân gây ra chứng lo âu và trầm cảm. Việc bị la mắng sẽ tạo ra “sự bùng nổ tiêu cực kéo dài trong một thời gian”.

Cản trở sự gắn kết giữa cha mẹ và con

Tiến sĩ Markham giải thích: “Việc quát mắng sẽ phá vỡ mối liên hệ của bạn với con, khiến bạn và con xung đột với nhau và khiến chúng cảm thấy như bạn không thuộc về đội của chúng. Trẻ sẽ rời khỏi các cuộc tương tác ở nơi chúng bị la mắng vì cảm thấy thách thức, phòng thủ và mất kết nối với cha mẹ".

Tiến sĩ Bernstein nói: “Trong 40 năm làm nhà tâm lý học, tôi đã gặp hàng nghìn đứa trẻ và chưa bao giờ có đứa trẻ nào nói với tôi rằng, chúng cảm thấy gần gũi hơn với cha mẹ sau khi bị quát mắng”.

Quát mắng lâu dài có thể tác động tiêu cực đến trẻ

Nhiều nghiên cứu đã minh họa việc quát mắng có hại cho trẻ em thế nào. Một nghiên cứu coi quát mắng là thước đo của "kỷ luật khắc nghiệt" trong nhà và kết luận rằng những đứa trẻ bị kỷ luật theo cách này có "thành tích học tập kém, các vấn đề về hành vi, thậm chí hành vi phạm pháp".

Một nghiên cứu khác chứng minh, quát mắng có tác động tương tự đối với trẻ em như hình phạt thể xác.

Nghiên cứu tại Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã suy luận rằng việc lạm dụng bằng lời nói và bị quát mắng thường xuyên thậm chí có thể thay đổi cách phát triển não bộ của trẻ.

Không phải là cách giao tiếp hiệu quả

“Giận dữ sinh ra giận dữ", Tiến sĩ Shrand nói. Trẻ em gặp khó khăn trong việc học cách điều chỉnh cảm xúc của mình nếu cha mẹ không chỉ cho chúng cách cân bằng.

Những bậc cha mẹ có xu hướng la hét mỗi khi buồn bã có thể sẽ dạy con mình phản ứng thái quá tương tự khi chúng gặp phải những tình huống khó chịu của riêng mình.

Theo parents.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ