Lý do Gen Z thà ở nhà còn hơn... đi làm

GD&TĐ - Gần đây, Tiến sĩ Eliza Filby - một chuyên gia nghiên cứu về các lứa tuổi tại Canada - có những chia sẻ thú vị về Gen Z.

Gen Z đã trưởng thành trong thời đại mà công việc không được trả lương, hoặc được trả không đáng kể. (Ảnh: ITN).
Gen Z đã trưởng thành trong thời đại mà công việc không được trả lương, hoặc được trả không đáng kể. (Ảnh: ITN).

Tiến sĩ Eliza Filby nói: “Tôi đã ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai chàng trai trẻ mà tôi tình cờ nghe được trong một quán cà phê ở Devon: Có một anh chàng đăng các đoạn phim ngắn trên Instagram, một người nói nơi cậu ấy thích sống là Thái Lan, làm việc từ xa trong hai giờ và dành thời gian còn lại trong ngày đánh bắt cá trên biển...

Sáng làm văn phòng, chiều làm ngư dân cũng là mong muốn của cậu ấy. Cậu ấy cho bạn mình xem một số nội dung trên Instagram và nhận được phản hồi đáng yêu: Ồ, tôi cũng muốn một cuộc sống như vậy”.

Tôi cho rằng sự ngây thơ là đặc quyền của tuổi trẻ. Tuy nhiên, sự mơ mộng của hai thanh niên kể trên là một ví dụ điển hình về cách phản ứng của Gen Z đối với cuộc sống.

2. Nguoi tre dang... vo mong.jpg
Người trẻ đang... vỡ mộng về thu nhập thực tế. (Ảnh: ITN).

Cũng có thể nói đây là phản ứng mà các nhà quản lý thất vọng bởi họ thường xuyên thấy điều đó ở những nhân viên mới của mình - từ thái độ hoài nghi về việc làm thêm giờ và thích làm việc ở nhà cho đến việc Gen Z nhấn mạnh vào cuộc sống bên ngoài công việc.

Câu hỏi đặt ra là: Gen Z có những suy nghĩ như vậy từ khi nào? Có phải là vì họ đã xem quá nhiều nội dung trên TikTok trong thời kỳ đại dịch?

Thực tế không hẳn như vậy. Vấn đề là họ đã trưởng thành trong thời đại mà công việc không được trả lương, hoặc được trả không đáng kể.

Theo điều tra của Tiến sĩ Eliza Filby, mức lương thực tế trung bình hiện nay không cao hơn so với năm 2005. Ngay cả một căng tin ăn trưa đầy ắp thực phẩm hấp dẫn ở văn phòng cũng không thể bù đắp được điều này.

Tiền lương của công ty không mang lại bất cứ điều gì hấp dẫn giống như những phần thưởng mà thế hệ trước đã từng có và giờ đây chúng ta hoạt động trong một môi trường mà tình trạng quá tải công nghệ đòi hỏi chúng ta phải làm việc lâu hơn bao giờ hết.

Số lượng cuộc họp đã tăng 150% trong giai đoạn 2020-2022. Nhìn chung, Gen Z đã lớn lên và coi không gian làm việc hiện đại là nơi họ dành nhiều thời gian hơn nhưng nhận được ít phần thưởng hơn.

Điều đáng chú ý là rất ít đồng nghiệp lớn tuổi, những người được hưởng lợi từ điều kiện kinh tế thuận lợi hơn, sẵn sàng thừa nhận điều này (đồng thời làm tất cả những gì có thể để giúp con cái họ trưởng thành dễ dàng hơn).

Chúng ta đang ở trong một nền kinh tế dựa vào tài sản, nơi của cải được hỗ trợ nhưng công việc lại bị phạt. Điều này củng cố sự giàu có của các thế hệ trước và đang tạo ra những người trẻ... vỡ mộng về thu nhập thực tế.

Chúng ta đã rơi vào tình trạng bế tắc này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, phần lớn cuộc đời của Gen Z.

Như một nhà tư vấn trẻ thuộc thế hệ trước từng nói với Tiến sĩ Eliza Filby: “Tôi đã chọn con đường kinh doanh truyền thống nhưng lại không cảm thấy an toàn. Tôi biết những giờ làm thêm hiếm khi chuyển thành điều gì đó có ý nghĩa. Chỉ là đã đến lúc tôi biết mình sẽ không bao giờ quay trở lại được nữa".

Nói một cách dễ hiểu, Gen Z không ngốc nghếch, cũng không hề lười biếng. Họ nhìn vào thế hệ trước (những người ở độ tuổi trung niên) và nghĩ: “Mình sẽ phải làm việc cả đời mà vẫn không đủ tiền mua nhà”.

Những người thành công duy nhất là những người được sự hỗ trợ của bố mẹ. Nếu chỉ dựa vào tiền lương đơn thuần, họ không thể mua nhà. Thực tế rõ ràng là bố mẹ giàu mang lại sự chắc chắn hơn và là bàn đạp tốt hơn bất kỳ ai.

“Trở lại câu chuyện của hai chàng trai trẻ kể trên, những người đang mơ mộng về cuộc sống như những ngư dân làng chài cùng với cái nhìn khác biệt về công việc truyền thống, tôi cho rằng họ cũng không hề lười biếng hoặc kém năng lực, chỉ là họ có cái nhìn thực tế hơn so với phần còn lại của thế giới”, Tiến sĩ Eliza Filby nói.

Theo cityam.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.