Lưu ý học sinh trước thay đổi đề thi Ngữ văn vào lớp 10

GD&TĐ - Giáo viên lưu ý học sinh làm tốt bài thi Ngữ văn với những thay đổi trong đề thi vào lớp 10 từ đề minh họa do Sở GD&ĐT Hà Nội công bố.

Học sinh Trường THCS - THPT Phenikaa.
Học sinh Trường THCS - THPT Phenikaa.

Nắm vững đề tài và đặc điểm của từng thể loại văn học

Cô Phan Kim Dung, Trường THCS - THPT Phenikaa cho biết: Trong chương trình Ngữ văn mới, học sinh cần tập trung nắm vững đề tài và đặc điểm của từng thể loại văn học. Điều này giúp các em có cách tiếp cận đúng đắn và sâu sắc hơn với tác phẩm.

Trước tiên, học sinh cần hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của các đề tài mà tác phẩm hướng tới, nhận diện các đề tài phổ biến như tình yêu, gia đình, quê hương, hay những vấn đề xã hội. Việc nắm bắt đề tài sẽ giúp các em dễ dàng phân tích và cảm nhận tác phẩm từ góc nhìn của tác giả, đồng thời liên hệ với những trải nghiệm cá nhân.

Tiếp theo, học sinh cần chú trọng đặc điểm riêng của từng thể loại văn học. Đối với thơ, cần tập trung vào cách sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu và âm điệu để diễn đạt cảm xúc. Đối với truyện, cần nắm được cấu trúc câu chuyện, cách xây dựng nhân vật, tình huống và lời thoại để hiểu rõ hơn về xung đột, thông điệp của tác phẩm.

Đối với văn nghị luận, học sinh cần rèn luyện kỹ năng lập luận chặt chẽ, sử dụng bằng chứng thuyết phục và sắp xếp ý tưởng một cách logic…

Nắm vững đề thi, luyện tập kỹ năng viết

Cô Phan Kim Dung cũng lưu ý, học sinh cần hiểu rõ cấu trúc đề thi, các dạng câu hỏi và yêu cầu của từng phần, đặc biệt là những thay đổi mới từ đề minh họa.

Cùng với đó, việc tăng cường luyện tập kỹ năng viết đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình và đề thi Ngữ văn THCS.

Chương trình Ngữ văn mới và đề thi vào lớp 10 có sự thay đổi nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh, không chỉ ở kiến thức mà còn ở kỹ năng viết. Đề thi yêu cầu học sinh phải thành thạo các dạng bài viết như đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

Việc tăng cường luyện tập giúp học sinh làm quen với các dạng bài viết khác nhau, hiểu rõ yêu cầu đề thi và cải thiện kỹ năng viết theo đúng định hướng. Bên cạnh đó, kĩ năng viết còn giúp phát triển toàn diện khả năng tư duy, diễn đạt và làm bài thi hiệu quả.

Quản lý thời gian làm bài hiệu quả

Ngoài những lưu ý trên, cô Phan Kim Dung cho rằng, học sinh cần thực hành phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần trong đề thi để tránh thiếu thời gian hoặc làm bài không đủ ý.

Việc kết hợp những phương pháp này sẽ giúp học sinh làm quen với đề minh họa và đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi vào lớp 10.

Nhà trường đồng hành thế nào?

Chia sẻ về triển khai của nhà trường giúp học sinh làm quen với đề minh họa môn Ngữ văn, cô Phan Kim Dung cho biết: Trong các tiết ôn tập, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc của đề thi thông qua đề minh họa. Thầy cô giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của từng phần trong đề thi, từ các cấp độ câu hỏi như nhận biết, thông hiểu đến vận dụng; đồng thời nắm được cách phân bổ điểm số và các kỹ năng cần thiết cho từng câu hỏi.

Tổ chuyên môn sẽ xây dựng đề thi giữa kỳ và cuối kỳ theo đúng cấu trúc đề minh họa môn Ngữ văn mà Sở GD&ĐT Hà Nội công bố, nhằm giúp học sinh làm quen với dạng bài, yêu cầu và mức độ của đề thi chính thức.

Việc này không chỉ tạo cơ hội cho các em tập dượt, rèn luyện kỹ năng làm bài mà còn giúp học sinh phát hiện kịp thời những điểm yếu để có kế hoạch ôn tập hiệu quả hơn, từ đó nâng cao kết quả trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Cùng với đó, việc giải đáp thắc mắc và hỗ trợ cá nhân hóa giúp học sinh nhận diện rõ hơn những dạng bài mà mình cần phải củng cố.

Khi giáo viên giải thích cặn kẽ các câu hỏi hoặc vấn đề mà học sinh còn băn khoăn, các em sẽ hiểu được nguyên nhân dẫn đến lỗi sai và nắm rõ yêu cầu của từng dạng bài cụ thể.

Thông qua đó, giáo viên có thể đưa ra những hướng dẫn và tài liệu ôn tập phù hợp với khả năng của từng học sinh, giúp các em tập trung vào các dạng bài cần cải thiện, từ đó nâng cao kỹ năng làm bài.

Việc triển khai ôn tập cho học sinh cuối cấp THCS môn Ngữ văn không chỉ dừng lại ở củng cố kiến thức, mà còn cần đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và những thay đổi trong đề thi vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Khi phải làm quen với chương trình mới và cấu trúc đề thi với nhiều điều chỉnh, nhà trường cần có chiến lược ôn tập hiệu quả để giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và tự tin bước vào kỳ thi sắp tới.

Cô Phan Kim Dung

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.