Đề minh họa môn Ngữ thi vào 10 Hà Nội có gì mới?

GD&TĐ - Đề minh họa môn Ngữ thi Kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội năm học 2025-2026 có một số điểm mới đáng chú ý.

Thí sinh Hà Nội thi vào lớp 10 năm 2024. Ảnh: Vân Anh.
Thí sinh Hà Nội thi vào lớp 10 năm 2024. Ảnh: Vân Anh.

Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Ngữ văn Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định: Đề minh họa gồm các câu hỏi theo hình thức tự luận bám sát các mục tiêu cần đạt của Chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn lớp 9; tập trung kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh, cụ thể là năng lực đọc và viết.

Phần đọc (4 điểm) gồm các câu hỏi xoay quanh 1 văn bản thuộc một trong ba loại: Văn bản văn học, Văn bản thông tin, Văn bản nghị luận mà học sinh đã được làm quen từ lớp 6.

Đáng chú ý, trong nhóm các văn bản văn học không có thể loại kịch (được học ở lớp 9) nhưng bổ sung thể Kí (học ở các lớp dưới).

Trong cấu trúc/ma trận đề thi chưa đề cập đến yêu cầu liên quan đến phần Tiếng Việt nhưng những đơn vị kiến thức, kỹ năng này đã được tích hợp vào trong các câu hỏi của phần đọc và viết.

Ngữ liệu phần đọc lấy từ văn bản ngoài sách giáo khoa, cho phép đánh giá năng lực đọc của học sinh theo từng kiểu loại văn bản., tránh lối học thuộc, học tủ…

Phần viết (6 điểm), yêu cầu viết đoạn văn nghị luận văn học (200 chữ) và bài văn nghị luận xã hội (400 chữ). Như vậy không có dạng bài tự sự, thuyết minh và biểu cảm (được học ở lớp 9).

Đối với bài văn nghị luận xã hội có thể gắn với với nội dung văn bản đọc hiểu ở phần trước. Nghị luận văn học yêu cầu phân tích đoạn trích thuộc phần đọc, tuy nhiên yêu cầu đề bài không bị chồng chéo với nội dung các câu hỏi đã được đề cập trong phần trước đó.

Đề minh họa chỉ là một phương án triển khai cấu trúc/ ma trận đề thi. Mặc dù đề minh hoạ yêu cầu viết đoạn văn ở phần nghị luận văn học và viết bài văn ở phần nghị luận xã hội nhưng yêu cầu này có thể linh hoạt thay đổi khi triển khai các yêu cầu phần viết. Ngoài ra, ngữ liệu đọc hiểu và ngữ liệu ở câu viết nghị luận văn học không nhất thiết phải trùng nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tạo sức hút cho nghề giáo

GD&TĐ - Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước quan tâm và quy định các chế độ, chính sách, giúp nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác và cống hiến.

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động