Đừng lo lắng trước những yêu cầu mới với môn Ngữ văn!

GD&TĐ - Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn, bài làm của học sinh ban đầu có thể còn nhiều thiếu sót, nhưng cái “được” sẽ nhiều hơn.

Ảnh minh họa/ INT
Ảnh minh họa/ INT

Lường trước lỗi học sinh có thể gặp

Từ năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi vào lớp 10 của các địa phương sẽ thay đổi theo yêu cầu mới. Với môn Ngữ văn, điểm mới đáng lưu ý nhất là yêu cầu học sinh viết nghị luận văn học với ngữ liệu mới, không sử dụng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa.

Trước yêu cầu mới này, nhiều thầy cô băn khoăn, lo lắng, cho rằng học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, bài làm sẽ không tốt và dẫn đến kết quả thi hạn chế... Đó là một thực tế cần xem xét, đánh giá để có một cách nhìn và các giải pháp phù hợp.

Chỉ ra một số thiếu sót có thể gặp trong bài làm học sinh trước yêu cầu mới, theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình Ngữ văn 2018, bài viết nghị luận văn học của đa số học sinh sẽ không dài, ý tứ nghèo nàn... Vì trước một văn bản mới, các em phải tự nghĩ ra ý của mình và diễn đạt theo văn phong của chính mình, không thể sao chép. Không phải ai cũng nghĩ được nhiều ý, nhiều nội dung phù hợp trước một vấn đề, một tác phẩm văn học....

Nhiều bài viết của học sinh có thể sẽ mắc lỗi diễn đạt vụng về, ngô nghê, ý tứ lộn xộn, lan man dài dòng,“ông chẳng bà chuộc”... Vì không phải ai cũng diễn đạt được các ý mình đã nghĩ một cách sinh động, phong phú và rõ ràng mạch lạc.

Bên cạnh đó, nhiều bài viết còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ viết còn khó đọc và trình bày chưa đúng quy cách...

Tóm lại cả nội dung và hình thức, nhiều bài viết nghị luận văn học của học sinh còn mắc lỗi. Thực ra những lỗi này, ngay cả thi theo cách cũ vẫn nhiều học sinh mắc phải.

PGS Do Ngoc Thong.jpg
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống tại buổi tập huấn xây dựng câu hỏi thi tốt nghiệp THPT từ 2025.

Những cái “được” khi đổi mới

Tuy nhiên, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cũng đồng thời chỉ ra, thi theo yêu cầu mới sẽ có nhiều cái được, cụ thể như:

Đề thi thể hiện đúng yêu cầu đánh giá năng lực người học theo định hướng của Chương trình GDPT 2018: đánh giá kết quả vận dụng cái đã học vào một bối cảnh mới, có ý nghĩa.

Kết quả đánh giá phản ánh trung thực, khách quan: bảo đảm bài viết đó là sản phẩm của chính mỗi học sinh, ý tứ và văn phong của chính mỗi thí sinh.

Kỳ thi sẽ phân hóa được trình độ và năng lực; cũng sẽ có rất nhiều bài viết tốt, thể hiện được năng lực viết, trình độ cảm thụ, tiếp nhận văn học của học sinh; khuyến khích được những học sinh giỏi môn Ngữ văn.

Cái được lớn nhất là học sinh phải suy nghĩ và diễn đạt bằng cái đầu của mình, không viết và nói theo người khác... Từ đó giáo dục các em đức tính trung thực, dám nghĩ, dám sáng tạo, không đạo văn, biết tôn trọng sản phẩm của người khác,...

Hãy mạnh dạn thay đổi

Trước yêu cầu đổi mới và thực tiễn dạy học hiện nay, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng, không nên chỉ thích năm nào kết quả điểm thi môn Ngữ văn cũng cao ngất ngưởng.

Các thầy cô giáo cần kiên trì, rèn luyện cho học sinh cách thức đọc hiểu và cách viết một văn bản theo chương trình đã đề ra. Chỉ dạy và học cách thức, phương pháp, từ đó vận dụng, rèn luyện nhiều thì mới đạt được kết quả theo hướng đánh giá mới là đánh giá năng lực người học.

“Hãy mạnh dạn thay đổi! Thà chỉ thu được những bài văn có thể còn thiếu sót nhưng là bài văn của chính người học, thể hiện đúng những suy nghĩ, tình cảm của chính các em; còn hơn là tiếp tục phải chấm những bài văn của chính các thầy; những bài văn viết rất dài, bay bổng, uyên bác nhưng là do học thuộc và chép lại văn của người khác”, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.

Minh họa: Vietpink.

Café chủ nhật: Cầu vồng sau mưa

GD&TĐ - Mấy hôm nay, không khí trong gia đình anh trở nên thật nặng nề. Bữa cơm không còn vui vẻ như trước. Ai cũng cúi đầu ăn thật nhanh.

Trước khi trở về nhà sau lũ lụt, bạn cần kiểm tra hư hỏng kết cấu của ngôi nhà và đảm bảo ngôi nhà luôn trong tình trạng an toàn trước khi bước vào. (Ảnh: ITN)

Mẹo vệ sinh nhà cửa an toàn sau lũ lụt

GD&TĐ - Sau mưa lũ, việc quan trọng với mỗi gia đình là dọn dẹp nhà cửa ngay khi nước rút. Để công việc này nhanh gọn và hiệu quả, bạn tham khảo mẹo sau.