Lưu ý dạy học, ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học từ đề tham khảo

GD&TĐ - Cô Bùi Thị Thu Huyền, GV Trường THPT Trần Quang Khải (Hưng Yên) lưu ý trong dạy học, ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học từ đề tham khảo.

Giờ học tại Trường THPT Trần Quang Khải (Hưng Yên).
Giờ học tại Trường THPT Trần Quang Khải (Hưng Yên).

Một số điểm mới

Cô Bùi Thị Thu Huyền cho biết, đề tham khảo môn Sinh học không tập trung vào kiểm tra trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn mà có thêm câu hỏi đúng/sai và trả lời ngắn.

Dạng câu hỏi đúng/sai đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới được điểm tối đa; từ đó có thể hạn chế được phương án chọn bừa mà vẫn đúng và đạt điểm cao. Câu hỏi trả lời ngắn đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng chắc chắn.

Ở cả 3 dạng câu hỏi, đề tham khảo đều có rất nhiều hình ảnh; từ đó học sinh không chỉ nắm được kiến thức cơ bản còn phải có kỹ năng khai thác kênh hình.

Nhiều câu hỏi trong đề thi gắn với bối cảnh thực tiễn, đời sống, khoa học có giá trị giúp cho đề thi đa dạng hơn không như cũ nặng về ghi nhớ kiến thức.

“Có thể nói, đề tham khảo môn Sinh học được xây dựng theo hướng phát triển năng lực học sinh; hoàn toàn phù hợp với mục đích thi tốt nghiệp THPT và có tính phân hoá cao từ đó có thể sử dụng kết quả đó để xét tuyển vào các trường đại học”, cô Bùi Thị Thu Huyền nhận định.

Lưu ý trong dạy học, ôn tập

Từ những điểm mới trong đề tham khảo, cô Bùi Thị Thu Huyền cho rằng, trong dạy học, giáo viên cần tích cực sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực của học sinh.

Trong đó, lưu ý thường xuyên sử dụng kho học liệu số, khai thác kênh hình để không chỉ giúp bài giảng sinh động mà qua đó còn rèn luyện học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, tiếp thu kiến thức một cách chủ động.

Thầy cô cũng nên tổ chức hoạt động khởi động trong giờ dạy một cách đa dạng, phong phú, ví dụ như sử dụng bài tập tình huống thực tế nhằm tạo hứng thú cho học sinh trước bài học mới và giúp các em nắm bắt kiến thức thực tế.

Sau mỗi tiết học, giáo viên đưa ra các dạng câu hỏi để luyện tập củng cố kiến thức (câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng/sai, câu hỏi trắc nghiệm ngắn, câu hỏi điền khuyết…).

Với hoạt động vận dụng, thầy cô cần tích cực đưa ra bài tập, câu hỏi liên hệ thực tế để học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng; chú trọng lồng ghép kiến thức thực tế qua các bài thực hành.

Trong ôn tập, việc xây dựng đa dạng các dạng câu hỏi ôn tập rất quan trọng, như: câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng/sai, câu hỏi trắc nghiệm ngắn, câu hỏi điền khuyết, câu hỏi ghép nối… để ôn luyện kiến thức qua mỗi chương, mỗi phần. Tích cực khai thác hình ảnh đưa vào các dạng câu hỏi ôn tập kiến thức để tăng tính hấp cuốn hút bài học, môn học.

Để học sinh làm quen với đề thi theo dạng thức mới, không thể thiếu việc xây dựng đề kiểm tra theo cấu trúc, định dạng đề tham khảo được Bộ GD&ĐT công bố.

“Với Trường THPT Trần Quang Khải, giáo viên Sinh học đã triển khai xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra theo cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT, áp dụng trong kiểm tra định kỳ môn Sinh học các khối 10, 11, 12 năm học 2024-2024”, cô Bùi Thị Thu Huyền chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Liệu có lợi hại hơn?

GD&TĐ - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã biến nghi thức nhậm chức thành một lễ hội lớn thực sự nhằm tôn vinh sự trở lại của mình.