Lưu ý các nội dung cần có trong kế hoạch bài dạy

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Thứ nhất, mục tiêu năng lực: Cần chọn năng lực cụ thể, cốt lõi của mỗi bài học, không ghi tràn lan; phải gọi đúng tên của năng lực cần phát triển cho học sinh (năng lực chung hoặc năng lực đặc thù của bộ môn) và hoạt động/kiến thức nào của bài dạy phát triển được năng lực đó.

Thứ 2, tổ chức các hoạt động: Cần phải xây dựng các hoạt động (hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng) phù hợp với nội dung bài dạy.

Trong mỗi hoạt động không thực hiện việc mô tả 5 bước (mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, phương tiện dạy học và sản phẩm). Mỗi hoạt động, giáo viên xây dựng nội dung, cách thức tổ chức của thầy và trò để hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng, giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế của tiết dạy có thể triển khai trên lớp hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Hoạt động này nhằm kích thích, phát triển năng lực đặc thù của bộ môn đối với những học sinh có nhu cầu tìm tòi và nâng cao kiến thức. Giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá và khuyến khích học sinh hoàn thành nhiệm vụ.

Việc xây dựng và thực hiện các hoạt động cần linh hoạt, uyển chuyển, không cứng nhắc, hình thức và tạo áp lực cho học sinh.

Trước đó, trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019 của Sở GD&ĐT Khánh Hòa ghi rõ: Kế hoạch giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn; việc thiết kế xây dựng giáo án các môn học phải được tổ/nhóm chuyên môn thảo luận, thống nhất, hiệu trưởng nhà trường phê duyệt và báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp để làm căn cứ kiểm tra, giám sát, nhận xét, góp ý trong quá trình thực hiện.

Như vậy, Sở GD&ĐT giao quyền tự chủ về cho các nhà trường trong việc chủ động, linh hoạt xây dựng các kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của mỗi nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ