Lựa chọn tổ hợp môn ở THPT: Cần sự đồng bộ

GD&TĐ - Nhiều tỉnh, thành đã công bố điểm chuẩn tuyển sinh 10 cũng như nhận hồ sơ nhập học. Học sinh lớp 10 năm học 2022 - 2023 là lứa học trò đầu tiên ở cấp THPT được học Chương trình GDPT 2018, trong đó điểm mới là người học được lựa chọn môn học.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Ở Chương trình GDPT 2018, học sinh học tất cả 12 môn. Trong đó, 7 môn và hoạt động bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương. 5 môn học khác sẽ được lựa chọn từ ba nhóm (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn): Nhóm môn Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Ngoài ra, sẽ có những học phần chuyên đề.

Như vậy, về mặt lý thuyết, học sinh lớp 10 năm học tới sẽ có 108 tổ hợp môn lựa chọn. Thế nhưng, điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ hiện nay khó khả thi nếu học sinh một trường chọn hết các tổ hợp môn. Vì thế, về môn lựa chọn lớp 10, Bộ GD&ĐT quy định hiệu trưởng sẽ xây dựng một số tổ hợp phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ của nhà trường.

Để đáp ứng nhu cầu học sinh và phù hợp với điều kiện cơ sở giáo dục, từ cuối học kỳ II năm học 2021 - 2022, trường THPT trên cả nước đã gấp rút công tác điều tra nhu cầu học sinh lớp 9 ở trường THCS trên địa bàn, công khai các tổ hợp môn học lựa chọn trong phương án tuyển sinh, tăng cường tư vấn và định hướng.

Tuy nhiên, trong thời điểm đó cả phụ huynh và học sinh đều tập trung đến việc thi cử, thi đỗ rồi mới tính đến học gì, chọn tổ hợp môn nào. Nhiều hiệu trưởng cho biết, dù nhà trường đã tiến hành định hướng, tư vấn kỹ nhưng một số em bấy giờ vẫn điền phiếu theo cảm tính.

Khác với lứa học sinh lớp 10 trước đây có thể học đều các môn đến lớp 12, có thể đăng ký, thay đổi nguyện vọng về khối thi thoải mái. Nhưng học sinh lớp 10 năm học 2022 - 2023 nếu chọn lựa tổ hợp môn không chuẩn, sẽ rất khó quay đầu, nhất là với em thay đổi định hướng. Chính vì thế khi học sinh trúng tuyển lớp 10 và bắt đầu nhập học, công tác tư vấn lựa chọn tổ hợp môn học được các trường đẩy mạnh lần nữa.

Cho đến nay, phần lớn các trường chỉ đưa ra 5 - 10 phương án tổ hợp môn để học sinh lựa chọn. Đa số trường sắp xếp tổ hợp môn tương ứng với các tổ hợp xét tuyển đại học thông dụng, cụm chuyên đề cũng gắn với tổ hợp môn lựa chọn, vì thế, cả học sinh và phụ huynh không còn quá lúng túng như hồi cuối năm lớp 9. Được nhà trường tư vấn kỹ càng, học sinh căn cứ vào năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân để chọn những tổ hợp môn trong điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường, vì thế, mọi việc diễn ra không có gì xáo trộn, căng thẳng.

Vấn đề trăn trở của các trường THPT và phụ huynh, học sinh hiện nay không phải là chọn lựa tổ hợp môn nào khi nhập học lớp 10, mà chủ yếu liên quan ở khâu đầu ra khi xong lớp 12. Hiện, đa số trường THPT định hướng tổ hợp môn và có kế hoạch tổ chức dạy học theo khối thi đại học. Vì thế, nhiều người cho rằng, nếu học sinh đã xác định chọn tổ hợp A để xét tuyển sinh vào trường đại học B vào thời điểm này, nhưng ba năm sau trường B thay đổi tổ hợp tuyển sinh sẽ gây khó khăn rất lớn cho cả người học và trường THPT.

Lựa chọn tổ hợp môn học từ lớp 10 cũng đồng nghĩa với hướng nghiệp, chọn nghề sớm. Vì thế, để phụ huynh, học sinh chọn đúng và yên tâm với lựa chọn, nhà trường phổ thông yên tâm với công tác tư vấn và tổ chức dạy học, bên cạnh việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng tư vấn, định hướng, rất cần có sự ổn định và đồng bộ giữa tổ hợp môn học trong nhà trường THPT và tổ hợp xét tuyển của các cơ sở đào tạo sau phổ thông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...