Một nghiên cứu mới khẳng định rằng lỗ hổng đang dần bé đi. Báo cáo về nghiên cứu này được công bố vào cuối tháng trước trên tạp chí Science.
Các nhà khoa học khẳng định rằng lý do cho sự cải thiện này là giảm việc thải các hóa chất nhân tạo vào bầu khí quyển của Trái đất. Những hóa chất này được gọi là chlorofluorocarbons hay tên rút gọn là CFC.
Tầng ôzôn được chụp vào năm 1994 (Nasa)
"Đây là một bất ngờ lớn," Susan Solomon, tác giả của báo cáo này nói. "Tôi không nghĩ rằng nó sẽ diễn ra sớm như vậy,".
Solomon là một nhà hóa học khí quyển học làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts. Bà cho biết: Ôzôn là một dạng của khí oxy. Nó được tìm thấy trong không khí mà chúng ta hít thở và trong bầu khí quyển bên trên. Ở gần mặt đất, ôzôn trong không khí là một mối nguy hiểm cho cuộc sống. Nó là một chất gây ô nhiễm. Nhưng tầng ôzôn, 10-50 km trên cao, nó lại là lớp bảo vệ sự sống trên Trái đất. Ôzôn giúp ngăn chặn tia cực tím nguy hiểm (UV) từ mặt trời tác dụng lên bề mặt của hành tinh.
Các nhà nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra lỗ thủng tầng ôzôn trên Nam Cực khoảng 30 năm về trước.
Báo cáo mới tin chắc là các lỗ thủng ôzôn bị thu hẹp là do lệnh cấm chlorofluorocarbons (CFC) trên toàn thế giới.
Tầng ôzôn được chụp vào các năm khác nhau (Nasa)
CFC được sử dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm, bao gồm bình xịt, các chất tẩy rửa, tủ lạnh và nhựa. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi thải vào không khí, các chất hóa học này sẽ làm hỏng tầng ôzôn, tạo ra các lỗ.
CFC đã bị cấm sử dụng khi các nhà lãnh đạo thế giới đã ký một thỏa thuận gọi là Nghị định Montreal vào năm 1987.
Susan Solomon so sánh lỗ thủng trên tầng ôzôn như một bệnh nhân đang cần thiết phải chữa bệnh.
"Lỗ thủng được thu nhỏ cũng như là bệnh của bệnh nhân đã thuyên giảm, "" Solomon nói. "Bệnh nhân ấy thực sự bắt đầu cảm thấy khá hơn. Bệnh nhân có bệnh rất nặng trong những năm 80 khi các nhà máy thải khí Clo vào khí quyển."
Công tác đo lường được thực hiện trong tháng Chín cho thấy lỗ thủng ôzôn đã giảm kể từ năm 2000. Những thông số mới cho thấy các lỗ thủng đã thu nhỏ 4,5 triệu km vuông, bằng khoảng một nửa diện tích đất liền của Hoa Kỳ.
Mỗi năm một khác, tuy nhiên, trong năm 2015, lỗ thủng ôzôn đã lớn hơn, không nhỏ đi nữa. Sau khi xem xét hồ sơ khoa học, Solomon cho biết rằng lỗ thủng ôzôn càng ngày càng lớn lên là do một hiện tượng của tự nhiên. Nguyên nhân được gây ra bởi sự phun trào của núi lửa Calbuco ở Chile.
Quá trình thu nhỏ lỗ thủng ôzôn diễn ra sớm hơn cả mong đợi của giới khoa học, quá trình này vẫn đang liên tục diễn ra. Lỗ thủng ôzôn sẽ không được hoàn toàn đóng lại ít nhất trong vòng 30 năm nữa. Ước tính các lỗ thủng này có thể sẽ không còn vào khoảng năm 2050.
"Bây giờ chúng ta có thể tự tin rằng những điều chúng ta đã thực hiện đã đưa hành tinh của chúng ta trên một con đường để hồi phục," Solomon nói.
“Có một cảm giác rằng nhiệm vụ của chúng ta sắp hoàn thành,” " "Mario Molina cho biết trong một email gửi VOA. Molina làm việc tại Đại học California, San Diego. Ông đã giành được giải thưởng Nobel hóa học năm 1995 cho nghiên cứu của mình về các vấn đề liên quan đến ôzôn. Ông ca ngợi nghiên cứu mới nhất này, mặc dù ông không tham gia vào.