Liệu Kiev có sớm nhận được hệ thống Patriot của Nhật Bản?

GD&TĐ - Trong bối cảnh Mỹ dường như tập trung vào Gaza hơn, rất có thể Kiev sẽ sớm nhận được hệ thống phòng không Patriot của Nhật Bản.

Hệ thống phòng không Patriot của Nhật Bản
Hệ thống phòng không Patriot của Nhật Bản

Những động thái gần đây của Washington cho thấy sự sụt giảm đáng kể của Mỹ trong việc hỗ trợ cho Ukraine bởi Lầu Năm Góc đang dành quan tâm nhiều hơn tới Israel.

Trong bối cảnh đó, có thông tin lan truyền trong giới chính trị phương Tây kể từ năm ngoái rằng, Nhật Bản sẽ gửi hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Ukraine.

Để thực hiện được điều này, Mỹ sẽ phải phê duyệt việc chuyển giao như vậy. Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Washington sẽ từ chối đề xuất của Tokyo.

Về vấn đề này, các nhà phân tích quân sự tin rằng, Ukraine cuối cùng sẽ nhận được hệ thống Patriot từ Nhật Bản.

Bộ Ngoại giao Nga mới đây đã nghiêm khắc cảnh báo chính quyền Nhật Bản về những hậu quả tiềm ẩn nếu Tokyo quyết định gửi hệ thống tên lửa Patriot qua Mỹ. Nga cho rằng, những tên lửa này cuối cùng sẽ thuộc quyền sở hữu của lực lượng vũ trang Ukraine.

Vào tháng 12/2023, một thông báo chính thức từ Nhà Trắng khẳng định rằng, các quan chức Nhật Bản đã đồng ý chuyển hệ thống tên lửa Patriot cho Ukraine qua trung gian là Mỹ. Bằng cách đi theo con đường này, Nhật Bản có thể tránh gửi trực tiếp các hệ thống tên lửa đến vùng chiến sự đang hoạt động, và do đó giảm thiểu sự phản đối trong nước.

Sergey Zhestkii, Vụ trưởng Vụ Châu Á III của Bộ Ngoại giao Nga, cảnh báo: “Vào tháng 12/2023, chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã thông qua các biện pháp lập pháp nhằm nới lỏng các quy định xuất khẩu quốc gia đối với các sản phẩm quân sự. Mục tiêu là cung cấp tên lửa Patriot, được lắp ráp trong nước theo giấy phép, cho Washington. Chúng tôi đã đưa ra lời cảnh cáo trực tiếp tới phía Nhật Bản thông qua Đại sứ Muto Akira tại Moscow rằng, người hưởng lợi cuối cùng từ những quyết định đó chắc chắn sẽ là Ukraine”.

Ông Zhestkii giải thích thêm rằng, sự hỗ trợ như vậy có thể được coi là sự ủng hộ ngầm của Tokyo trong các hành động của Kiev.

Theo quan điểm của Vụ trưởng Vụ Châu Á III của Bộ Ngoại giao Nga, điều này chỉ làm leo thang xung đột đang diễn ra, và dẫn đến số lượng thương vong ngày càng tăng. Quan điểm này của ông Zhestkii phù hợp với lập trường của Nga như được thể hiện trong nhiều tuyên bố chính thức khác nhau trong hai năm qua.

Những tổn thất gần đây của Ukraine

Đầu tháng này, vào ngày 8/3, lực lượng Ukraine đã mất cả hệ thống phòng không MIM-104 Patriot và S-300 ở khu vực tranh chấp Donbass do một cuộc tấn công chính xác được thực hiện bởi tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga.

Năm ngoái đã có báo cáo về hai cuộc tấn công thành công của lực lượng Nga dẫn đến việc phá hủy các hệ thống Patriot.

Sau cuộc tấn công ngày 8/3, các quan chức Mỹ đã nhận định về hậu quả của việc phá vỡ phòng tuyến của Ukraine và khả năng thương vong lớn, mà nguyên nhân chủ yếu là do việc Ukraine thiếu tên lửa phòng không nghiêm trọng.

Những lo ngại xung quanh tình trạng thiếu chuẩn bị của mạng lưới tên lửa đất đối không của lực lượng không quân Ukraine xuất hiện vào tháng 4/2023 thông qua các tài liệu của Lầu Năm Góc bị rò rỉ.

Theo Bulgarian Military News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ