Trung Quốc chưa đồng ý việc đàm phán hòa bình Ukraine chỉ vì một lý do

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trung Quốc được cho là sẽ tẩy chay các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trừ khi Moscow được mời ngồi vào bàn đàm phán.

Đặc phái viên của Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Li Hui (giữa)
Đặc phái viên của Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Li Hui (giữa)

Tạp chí Politico ngày 18/3/2024 dẫn lời các quan chức EU nói rằng, Trung Quốc sẽ tẩy chay các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trừ khi Moscow được mời ngồi vào bàn đàm phán.

Theo Politico, thông điệp này đã được đưa ra trong chuyến công du châu Âu của đặc phái viên của Trung Quốc về vấn đề Á-Âu Li Hui hồi đầu tháng này.

Politico tiết lộ thêm, vấn đề Ukraine có thể sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào tháng tới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau đó sẽ tới Paris vào đầu tháng 5/2024 và gặp người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron.

Tờ South China Morning Post đưa tin trong tháng này rằng, đặc phái viên của Trung Quốc về vấn đề Á-Âu đã nói với các quan chức EU rằng, một hội nghị thượng đỉnh hòa bình tiềm năng không thể biến thành “một hội nghị tạo ra một kế hoạch nhấn chìm người Nga”.

Không giống như nhiều nước phương Tây, Trung Quốc từ chối đổ lỗi cho Nga về cuộc xung đột đang diễn ra, và nhấn mạnh rằng, cuộc xung đột chỉ có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp ngoại giao.

Năm 2023, Bắc Kinh công bố lộ trình 12 điểm để giải quyết hòa bình, kêu gọi cả Nga và Ukraine giảm căng thẳng, tuy nhiên, Kiev đã từ chối đề xuất của Trung Quốc.

Ukraine khẳng định rằng, một nền hòa bình hữu hình chỉ có thể được đàm phán theo các điều khoản mà Tổng thống Zelensky đã đề ra, trong đó bao gồm việc rút lực lượng Nga khỏi lãnh thổ Ukraine.

Moscow đã bác bỏ yêu cầu này ngay từ đầu, nhấn mạnh rằng, họ sẽ không từ bỏ Crimea và 4 khu vực cũ khác của Ukraine đã gia nhập Nga sau khi tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này.

Các cuộc đàm phán có ý nghĩa giữa Moscow và Kiev đã thất bại vào mùa xuân năm 2022, khi cả hai bên đều cáo buộc nhau đưa ra những yêu cầu phi thực tế. Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó nói rằng, các nhà đàm phán Ukraine ban đầu đã đồng ý với một số điều khoản của Nga, nhưng sau đó đột ngột từ bỏ thỏa thuận.

Trưởng đoàn đàm phán của Kiev David Arakhamia tiết lộ vào tháng 11/ 2023 rằng, mục tiêu chính của nhóm ông là “câu giờ” cho quân đội Ukraine.

Liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, Thụy Sĩ tháng trước đã đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình lớn vào năm nay. Tuy nhiên, thời gian cụ thể vẫn chưa được ấn định, và cũng chưa có danh sách những người tham gia tiềm năng được tiết lộ.

Đại sứ Trung Quốc tại Bern, Wang Shihting, nói với nhật báo Neue Zuercher Zeitung hôm 18/3 rằng, Bắc Kinh đang xem xét khả năng tham gia hội nghị hòa bình do Thụy Sĩ tổ chức liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Bắc Kinh được cho là đang thúc đẩy việc mời Moscow tham gia các cuộc đàm phán hòa bình, với việc Đại sứ Trung Quốc tại Bern ngày 18/3 nói rằng, tất cả các bên phải tham gia để chấm dứt cuộc xung đột đang diễn ra.

“Cuộc khủng hoảng phải được ngăn chặn để không trở nên tồi tệ hơn hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát”, đại sứ Bắc Kinh tại Bern nói, ông đồng thời lưu ý rằng, Trung Quốc đã đưa ra chiến lược chấm dứt chính trị cho cuộc xung đột.

“Chủ quyền lãnh thổ của tất cả các quốc gia phải được tôn trọng và Hiến chương Liên hợp quốc phải được tuân thủ”, ông Wang nhấn mạnh.

Nhà ngoại giao này khuyến nghị: “Chúng ta nên hỗ trợ Nga và Ukraine nối lại đối thoại trực tiếp càng nhanh càng tốt để tình hình có thể dần dần xuống thang”.

Moscow đã gọi kế hoạch hội nghị hòa bình do thụy Sĩ đề xuất là “vô nghĩa”, và cho biết, họ không có ý định tham gia, ngay cả khi được mời chính thức.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường Tiểu học Ngô Quyền lúc tan học. Ảnh: Trúc Hân

Mô hình hiệu quả về an toàn giao thông

GD&TĐ - Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” được các trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum triển khai những năm qua đã nâng cao ý thức cho cả HS và phụ huynh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu

Nghe Trịnh để yêu ngày tới...

GD&TĐ - Những cô gái trong nhạc Trịnh luôn đẹp nhưng không thể chạm, tưởng như trước mắt mà thật xa xôi, nhìn thấy mà vời vợi biết mấy.
Từ phải qua: Đạo diễn Việt Linh, tác giả Hải Anh và họa sĩ Pauline Guitton giao lưu tại buổi ra mắt sách ở Việt Nam do Nxb Kim Đồng tổ chức. Ảnh: Bình Thanh.

Thuở ấy, mẹ đã 'Sống'!

GD&TĐ - Thuở ấy – những năm tháng đất nước kháng chiến chống Mỹ - mẹ đã sống như thế và hôm nay được thế hệ gen Y lớn lên ở Pháp ghi lại bằng lăng kính mới lạ.