Honduras: 103,9 người chết/ 100.000 dân "Quỷ Satan sống ở San Pedro" là câu nói của một người phụ trách hỏa táng ở San Pedro, thành phố lớn thứ 2 tại Honduras. Tỷ lệ tử vong ở Honduras tăng dần trong thập kỷ qua vì tần suất những vụ tấn công nhằm vào nhà báo, người nghèo, người đồng tính... tăng dần.Những băng đảng tội phạm có tổ chức thường xuyên đụng độ với cảnh sát. Luật pháp không được thực thi nghiêm ngặt nên những thủ phạm thường luồn lách để trốn tội. Nhiều người Honduras phải chạy ra nước ngoài để thoát khỏi hoàn cảnh bạo lực ở quê hương. Sự việc chấn động nhất xảy ra vào năm 2010, khi 18 người bị giết tại một cửa hàng bán giầy trong cuộc chiến giữa các băng đảng. Chính phủ đã cử hơn 1.000 cảnh sát đến hai thành phố Tegucigalpa và San Pedro Sula trong năm 2013. Ảnh: Reuters |
Jamaica: 45,1 người chết/ 100.000 dân Tuy hệ thống chính trị ở Jamaica tương đối ổn định, những khó khăn kinh tế ở nước này như thất nghiệp cao và nợ công cao khiến tình hình xã hội trở nên bất ổn. Nguyên nhân gây tử vong lớn nhất (70%) là do súng đạn. Dù tỷ lệ người thiệt mạng ở Jamaica đã giảm đến 40% kể từ năm 2009, BBC cho biết sự hoành hành của các băng đảng tội phạm và nạn đói vẫn là những vấn đề nhức nhối ở Jamaica. Từ khi "bố già" khét tiếng nhất Jamaica, Christopher Dudus Coke, bị bắt vào năm 2010, người thân và đối thủ của y liên tục xung đột để giành quyền kiểm soát đế chế tội phạm rộng lớn của ông trùm này. Ảnh: Reuters |
Colombia: 43,9 người chết/ 100.000 dân Những cuộc xung đột bạo lực giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy cánh tả FARC khiến hơn hàng trăm nghìn thường dân thiệt mạng trong hơn 60 năm qua. Những nhóm nổi dậy, cùng với các nhóm bán quân sự cánh hữu và các băng đảng buôn lậu ma túy không ngừng chiến đấu với nhau để giành quyền kiểm soát việc sản xuất và vận chuyển ma túy lậu. Ngành công nghiệp cà phê hấp dẫn ở Colombia cũng thu hút nhiều nhóm muốn tranh giành kiểm soát. Ảnh: Reuters |
El Salvador: 43,9 người chết/ 100.000 dân Một báo cáo của tổ chức Crime and Safety năm 2014 cho đến đến hơn 20.000 người El Salvador (trên tổng số dân khoảng 6 triệu người) là thành viên các băng đảng tội phạm. Bọn chúng xem việc cưỡng hiếp tập thể như biện pháp phổ biến để "khủng bố" và đe dọa người dân, hãng AP đưa tin. Các băng nhóm còn tham gia những vụ bạo lực giữa những tập đoàn ma túy ở Mexico. Tội phạm hoành hành ở El Salvador nghiêm trọng đến nỗi rất nhiều người phải bỏ nước, đa phần là những người bị ép buộc phải gia nhập tội phạm nếu không muốn bị giết, theo báo Guardian. Trong ảnh là thành viên băng đảng đường phố Số 18 tại nhà tù Lzalco. Ảnh: Reuters |
Guatemala: 39,9 người chết/ 100.000 dân Một trong những câu nói phổ biến nhất ở Guatemala là "cuộc sống chẳng có giá trị". Tờ Latin Herald Tribune cho biết khoảng 15 người bị giết trong những xung đột bạo lực ở đất nước Trung Á này mỗi ngày, 98% thủ phạm thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật. Những yếu kém của chính phủ trong việc khắc phục đói nghèo và nâng cao năng lực của cơ quan hành pháp là hai yếu tố tạo cơ hội cho những băng đảng ma túy và tội phạm ngày càng bành trướng hoạt động. Trong ảnh là hiện trường một vụ đụng độ bạo lực ở thị trấn Pajoques, ngoại ô thành phố Guatemala xảy ra ngày 21/9/2014. Ảnh: Reuters |
Nam Phi: 35,7 người chết/100.000 dân Nam Phi là một trong nước có tỷ lệ tội phạm bạo lực cao nhất thế giới với xu hướng tăng dần. Trang Africa Check cho biết trung bình mỗi ngày tại Nam Phi có 45 - 47 vụ giết người. Hệ thống pháp luật chưa đủ răn đe và sự phân biệt đối xử vẫn còn âm ỉ sau chế độ apartheid là những nguyên nhân thúc đẩy tình hình bạo lực ở Nam Phi. Trong ảnh là một cuộc biểu tình của thợ mỏ Nam Phi. Ảnh: AFP |
Mexico: 22,0 người chết/100.000 dân Cuộc chiến chống các băng đảng ma túy mà chính phủ Mexico phát động từ năm 2006 đến năm 2012 khiến hơn 60.000 người thiệt mạng. Chỉ riêng trong năm 2013, số người thiệt mạng trong những lần đối đầu giữa chính phủ và tội phạm lên đến 22.732 người, so với con số cùng năm của Mỹ là 14.827 người. Phần lớn vũ khí của những băng đảng là hàng buôn lậu từ Mỹ và các nước trong khu vực. Cảnh sát Mexico bắt một nghi phạm là thành viên băng đảng tội phạm. Ảnh: Reuters |
Panama: 19,2 người chết/ 100.000 dân Những băng đảng tội phạm và buôn ma túy gây ra đến 23% những vụ giết người mỗi năm. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn còn an toàn hơn so với những nước Trung Mỹ như Honduras và Guatemala. Một phụ nữ đi giữa nghĩa trang ở Coroza, Panama. Ảnh: Reuters |
Iraq: 18,6 người chết/100.000 dân Gần 8.000 thường dân thiệt mạng trong hai tháng đầu của cuộc chiến Iraq. Kể từ năm 2003, số người chết hàng tháng tuy đã giảm đáng kể, nhưng đất nước hoang tàn vì chiến tranh này vẫn là một trong những nơi có tỷ lệ chết chóc cao nhất thế giới. Đáng chú ý, tỉ lệ người dân thiệt mạng sau một thời gian duy trì ở mức thấp từ giai đoạn 2008 - 2012 đã tăng trở lại từ năm 2013 do sự trỗi dậy của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Trang Iraq Body Count ước tính khoảng 1.350 dân Iraq thiệt mạng mỗi tháng trong năm 2014. Trong ảnh là một vụ đánh bom xe ở thành phố Mosul năm 2008 khiến một thường dân bị thương. Ảnh: US Army |
Zimbabwe: 15,1 người chết/100.00 dân Bạo lực chính trị là chuyện phổ biến ở Zimbabwe, khi Tổng thống Robert Mugabe triệt để áp dụng chính sách "bàn tay sắt" trong hơn 30 năm cầm quyền của ông. Kể từ năm 2000, khi ông Mugabe ra lệnh chiếm đoạt trang trại của những người da trắng và xua đuổi họ, nguồn lực kinh tế chính của đất nước, gây ra sự sụp đổ kinh tế và kéo dài đến tận ngày nay. Đỉnh điểm của giai đoạn siêu lạm phát ở Zimbabwe là giai đoạn 2007 - 2009, tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 đến 90%. Ảnh: Flickr |