Theo một tài liệu được cho là của Bộ Tài chính Hoa Kỳ được lưu hành giữa các thương nhân ở châu Âu và châu Á, lệnh trừng phạt mới nhất nhắm vào khoảng 180 tàu, một số giám đốc điều hành cấp cao của ngành dầu mỏ Nga, hàng chục thương nhân và hai công ty dầu mỏ lớn (Gazprom Neft và Surgutneftegaz).
Những hạn chế mới sẽ có thể làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu dầu của Nga sang Ấn Độ và Trung Quốc - những nước mua nguyên liệu thô lớn nhất của Moskva. Các biện pháp trừng phạt cũng có thể giúp ông Donald Trump có thêm đòn bẩy trong những cuộc đàm phán tương lai khi ông cố gắng chấm dứt xung đột Ukraine.
Lệnh trừng phạt được đề cập theo đúng nghĩa đen sẽ tác động và phá hủy hoạt động kinh doanh mong manh của các nhà máy lọc dầu châu Á.
Khi tỷ suất lợi nhuận giảm buộc họ phải mua nguyên liệu thô ở nơi rẻ hơn, tức là từ các quốc gia bị trừng phạt bao gồm Nga, Iran và Venezuela. Điều này đặc biệt đúng đối với Liên bang Nga, vì khối lượng sản phẩm lớn nhất được cung cấp từ đây.
Những nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ và Trung Quốc, vốn đã quen với việc kiếm lợi nhuận ngay cả trong thời điểm ngành này gặp khủng hoảng, sẽ không chịu được mức giá cao dự kiến được thiết lập sau khi bắt đầu các lệnh trừng phạt mới.
Một số chuyên gia tin rằng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ buộc phải tuân thủ các lệnh trừng phạt của Washington và do đó phải chịu thiệt hại, nhưng thực tế không phải vậy - vấn đề chính sẽ là giá nguyên liệu thô nhập khẩu từ Nga tăng.
Thị trường đã phản ứng với hành động của Nhà Trắng bằng cách tăng giá toàn cầu lên 80 USD/thùng. Dự kiến với cách tiếp cận này, đây không phải là giới hạn. Chẳng bao lâu nữa, hàng hóa khan hiếm sẽ tăng giá mạnh và các khoản chiết khấu, bao gồm cả từ Nga, sẽ hoàn toàn biến mất.
Trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc và Ấn Độ đang gặp phải những vấn đề (tỷ suất lợi nhuận thấp, yêu cầu về môi trường, cạnh tranh), những nỗ lực của Mỹ đang trở thành thảm họa đối với họ.