Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc lần thứ IV “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 được tường thuật trực tiếp trên VTV2 và Báo Giáo dục & Thời đại điện tử từ 9h00 ngày 13/11. 

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021

Đến tham dự Lễ trao giải có: Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.

Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Ông Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương
Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam

Đến tham dự chương trình còn có các lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan thông tấn báo chí tới tham gia và đưa tin về sự kiện. Đặc biệt, là các nhà báo đến từ các cơ quan báo chí có tác phẩm đoạt giải.

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là sự kiện thường niên do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Qua 4 năm tổ chức, Giải đã khẳng định được vị trí, uy tín trong các giải thưởng báo chí trên toàn quốc bởi số lượng tác phẩm tham gia ngày càng nhiều, có chất lượng và sức lan tỏa.

Năm nay, số lượng tác phẩm cả cả 4 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình) gửi về Ban Tổ chức là hơn 700; với sự tham gia đông đảo cơ quan báo chí từ Trung ương đến các địa phương ở khắp các vùng miền trên cả nước.

Theo Hội đồng giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt, chủ đề phong phú và đa dạng, phản ánh đậm nét về đời sống giáo dục và bám sát các vấn đề thời sự của ngành Giáo dục. Một số tác phẩm được trình bày hiện đại, công phu dưới dạng Mega Story, Emagazine. Hình ảnh giáo dục được phản ánh đều ở các vùng miền, ở thành phố, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.


Ban tổ chức giới thiệu các tác phẩm đoạt giải tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh: Thế Đại Ban tổ chức giới thiệu các tác phẩm đoạt giải tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh: Thế Đại

Sau quá trình làm việc nghiêm túc, Hội đồng Chung khảo đã thống nhất chọn ra 62 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. 3 nhân vật được Ban tổ chức thống nhất là Nhân vật ấn tượng là: Vợ chồng A Kâm - nhân vật trong tác phẩm “Lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm”, báo Thanh Niên; cô giáo Trương Thị Nhượng - nhân vật trong loạt bài: “Người cố níu con chữ cho những đứa trẻ trên cao nguyên đá”, báo VietNamNet; ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - nhân vật trong tác phẩm "Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học", báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Mong Giải ngày càng phát triển về quy mô và chất lượng

Nhà báo Đinh Tuyết Mai.
Nhà báo Đinh Tuyết Mai.

Đến với Lễ Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021, Nhà báo Đinh Tuyết Mai – Báo Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ: Đây là lần thứ hai tôi được nhận giải báo chí vì sự nghiệp Việt Nam. Lần nào tôi cũng thấy vui và hạnh phúc.

Tuy nhiên, trong không khí này, tôi có cảm nhận đặc biệt hơn, bởi nơi trao giải ở Nhà hát Lớn - một di tích lịch sử, một nơi tổ chức các sự kiện lớn. Có lẽ vì thế nên tôi cảm thấy lần này xúc động và trang trọng hơn.

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là 1 sự kiện ý nghĩa dành cho những nhà báo, phóng viên theo mảng giáo dục. Đoạt được giải là một niềm hạnh phúc lớn của chúng tôi.

Mong rằng, giải sẽ được duy trì, phát triển để những người yêu giáo dục và phóng viên theo mảng giáo dục được phát huy khả năng, đưa giáo dục đến sát hơn với cuộc sống và mang những tiếng nói của người dân đến với cơ quan chức năng, từ đó giúp hoàn thiện hơn những chính sách dành cho giáo dục.

Kim Thoa

report

Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc: Mong giải sẽ được tổ chức thành công hơn nữa

Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam đánh giá cao sự thành công của Giải năm nay. Ảnh: Khôi Nguyên.
Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam đánh giá cao sự thành công của Giải năm nay. Ảnh: Khôi Nguyên.

Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam bày tỏ niềm vui và bất ngờ khi được tham dự Lễ trao giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2021". Với cương vị quản lý ngành giáo dục, ông cũng có một số trăn trở để làm sao cùng với đồng nghiệp của mình tiếp tục thông qua diễn đàn báo chí khai thác sự kiện này thật sự ý nghĩa, lan tỏa tính nhân văn tới mọi miền của đất nước. 

Ông Quốc đánh giá cao ý nghĩa của giải báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục. Những anh chị em làm công tác báo chí như những người chiến sĩ thầm lặng trong ngành giáo dục. Họ vẫn âm thầm lặng lẽ cống hiến vì sự nghiệp trồng người của đất nước. Giáo dục ổn định thì xã hội phát triển và ngược lại. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là động lực để phát triển xã hội. 

Cũng theo ông Quốc, việc tuyển chọn giáo viên trong những kỳ thi viên chức là vô cùng quan trọng. Nhờ cách tuyển chọn công khai, minh bạch, kỳ thi tuyển giáo viên tại Quảng Nam đã dần lấy được niềm tin của thí sinh. Thống kê cho thấy, từ năm 2020 đến nay, số học sinh giỏi ghi danh vào hồ sơ ngành sư phạm đã tăng đáng kể. Để giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thì phải thu hút người giỏi trong ngành sư phạm.

"Thực ra, khi trở thành người quản lý của ngành giáo dục tỉnh, điều mà tôi trăn trở là làm sao để uy tín của ngành giáo dục ngày càng được nâng cao. Muốn được xã hội tôn vinh, uy tín ngành muốn được nâng cao, thì người đứng đầu ngành của tỉnh phải tìm ra giải pháp. Nhân sự kiện lần này, tôi mong muốn giải các năm sau sẽ tiếp tục được tổ chức và tăng tính lan tỏa hơn nữa tới công chúng" - ông Hà Thanh Quốc chia sẻ. 

Khôi Nguyên

report

Nhà báo Phạm Mai, Thông tấn xã Việt Nam: Thêm động lực để nhà báo giáo dục dấn thân

Nhà báo Phạm Mai, Thông tấn xã Việt Nam có tác giải đạt giải Nhì Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021
Nhà báo Phạm Mai, Thông tấn xã Việt Nam có tác giải đạt giải Nhì Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021

Tôi rất vui và vinh dự khi được nhận Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm nay. Có thể thấy, sau 4 năm tổ chức, Giải đã thực sự khẳng định được uy tín, chất lượng, khích lệ động viên các tác giả thêm đi sâu khai thác thông tin, phát hiện các vấn đề hay, những gương tiêu biểu, những mô hình tốt. Từ đó góp phần lan toả những mặt tích cực đồng thời chỉ rõ và đưa ra các giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại của ngành, góp phần xây dựng nền giáo dục chất lượng hơn, hiện đại hơn.

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” cũng tiếp thêm nguồn động lực cho những người làm báo giáo dục chúng tôi để dấn thân hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa các tác phẩm hay về giáo dục.

Nguyễn Nhung

report

Nhà báo Thái Bá Dũng: "Tác phẩm cũng chính là món quà tri ân tới các thầy cô của tôi"

Nhà báo Thái Bá Dũng, phóng viên Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh coi những tác phẩm của mình chính là lời tri ân tới các thầy cô. Ảnh: Khôi Nguyên.
Nhà báo Thái Bá Dũng, phóng viên Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh coi những tác phẩm của mình chính là lời tri ân tới các thầy cô. Ảnh: Khôi Nguyên.

Nhà báo Thái Bá Dũng, phóng viên Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Đây là năm thứ hai tôi tham gia giải. Năm 2020, sau khi được bạn bè giới thiệu, tôi đã gửi bài và tác phẩm của tôi đã may mắn giành giải Đặc biệt đã thực sự khiến tôi bất ngờ. Năm nay, bài viết của tôi đạt giải Nhì cũng khiến tôi rất vui vì đã góp phần tôn vinh sự đóng góp của các thầy cô giáo. Khi được tham dự lễ trao giải hôm nay, tôi thấy hạnh phúc vô cùng vì tác phẩm của mình đã được dư luận cũng như ban tổ chức ghi nhận, tính lan tỏa cao. Các thầy cô cũng rất vui khi đọc được tác phẩm của tôi". 

Cũng theo nhà báo Bá Dũng, dù năm nay gửi bài tham gia có đạt giải hay không thì anh vẫn cảm thấy rất vui. Được đồng hành và chia sẻ với những khó khăn, vất vả cũng như những cống hiến thầm lặng của các thầy cô đã là niềm vui của chính mình. Đây vừa là sân chơi nghề nghiệp rất bổ ích mà cũng là cách thể hiện gián tiếp lời tri ân của anh tới các thầy cô vì đã dạy dỗ anh có được như ngày hôm nay. 

"Tất cả chúng ta đều có những kỷ niệm của riêng mình. Với tôi, những kí ức về thời học sinh bên mái trường, thầy cô giáo cùng bảng đen phấn trắng luôn là thứ đáng trân trọng. Một phần, truyền thống gia đình cũng có nhiều người làm nghề giáo nên mỗi lần tới ngày 20/11 hay tôn vinh các nhà giáo, tôi cảm thấy sự bồi hồi, xúc động và hạnh phúc. Ban tổ chức đã rất công tâm trong khâu lựa chọn, chấm giải. Tác phẩm nào cũng đều xứng đáng được tôn vinh, ghi nhận và các đồng nghiệp được tham gia", nhà báo Thái Bá Dũng nói. 

 

 

 

Khôi Nguyên

report

Giải Báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục là sân chơi lớn cho các phóng viên

Nhà báo Thu Hoài
Nhà báo Thu Hoài
Nhà báo Thu Hoài - nhóm tác giả (Báo Đại đoàn kết) tác phẩm "Nhận thức giá trị cốt lõi của giáo dục Việt Nam" chia sẻ: Giải Báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục là sân chơi lớn cho các phóng viên, đặc biệt là những phóng viên phụ trách mảng giáo dục có cơ hội được sáng tác, thể hiện tinh thần trách nhiệm với ngành giáo dục.
Qua 4 mùa tổ chức, giải thưởng càng thể hiện tính chuyên nghiệp, thu hút sự tham gia của đông đảo các cây viết trên cả nước. Vì vậy khi nhận tin Tác phẩm của chúng tôi đạt giải, tôi rất vui mừng.
Giáo dục là lĩnh vực nóng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt trong 2 năm qua, khi dịch Covid-19 liên tục diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mọi mặt, trong đó có ngành giáo dục. Mọi hoạt động dạy và học phải chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến.
Chưa bao giờ ngành giáo dục nhận được sự quan tâm của toàn dân như 1 vài năm trở lại đây. Hơn cả niềm vui, giải thưởng là động lực để tôi tiếp tục đồng hành cùng ngành gd để truyền tải những thông tin, vấn đề của ngành phục vụ bạn đọc.

Ngọc Bích

report

Các tác phẩm tham dự giải Báo chí Toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam đã phản ánh được "hơi thở" của ngành Giáo dục.

Nhà báo Nguyễn Thúy Quỳnh- Báo Nhân dân chia sẻ: Đây là năm thứ 4 tôi tham dự Lễ trao giải Báo chí Toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Qua mỗi năm tôi nhận thấy các tác phẩm ngày càng tăng về chất lượng, đã đề cập được hơi thở của giáo dục trong sự đổi mới. Đặc biệt trong 2 năm gần đây khi đại  dịch Covid-19 diễn biến phức tập các tác phẩm đã phản ánh được sự chủ động, tích  cực, linh  hoạt của toàn ngành giáo dục, nhà trường, thầy cô, sinh viên, học sinh cùng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ vừa chống dịch vừa học tập. Đã nói lên được tiếng  nói của ngành, của thầy cô và học sinh...

Tôi mong muốn những phản ánh, đề cập của các tác phẩm sẽ góp thêm tiếng nói để toàn xã hội thêm hiểu và chung tay chia sẻ cùng khó khăn của ngành; có thêm những quyết sách phù hợp để động viên, khuyến khích những người thầy tận hiến tâm sức, trí  tuệ cho các thế hệ học trò. 

Nhà báo Nguyễn Thúy Quỳnh
Nhà báo Nguyễn Thúy Quỳnh

Đức Hạnh

report

Đến với giải báo chí vì sự nghiệp giáo dục, tôi được lắng nghe những câu chuyện của các thầy cô

Nhà báo Ngô Chuyên
Nhà báo Ngô Chuyên

Nhà báo Ngô Chuyên – Báo Công lý: Đến với giải báo chí vì sự nghiệp giáo dục, tôi được lắng nghe những câu chuyện của các thầy cô trong quá trình truyền bá kiến thức mà họ không màng đến thanh xuân của mình. Họ sẵn sàng trèo đèo, lội suối để đưa chữ đến tận nhà cho học sinh.

Để có thể lắng nghe hơi thở, lắng nghe câu chuyện của học sinh buộc mỗi phóng viên như chúng tôi phải đến tận nơi, nhưng phải thừa nhận một điều câu chuyện báo chí mới phản ánh được 1 góc nào đó những gian khổ của các thầy cô chưa nói được hết. 

Giải báo chí là lúc để ta nhìn lại những cống hiến không chỉ của các thầy cô đó như là một lời tri ân mà mỗi phóng viên chúng tôi muốn nói cảm ơn đến các thầy cô, cảm ơn các thầy cô đã không quản ngại khó khăn, gian khổ để truyền bá kiến thức, viết nên ước mơ cho bao thế hệ học trò. 

Năm nay, với loạt bài “Mang con chữ lên vùng cao” tôi đã chọn nơi đến là trường mầm non và trường tiểu học xã Đồng Thắng (một xã vùng núi ở Lạng Sơn đặc biệt khó khăn). 

Khi quyết định vào nơi đây, nhiều người khuyên và thậm chí ngăn cản không nên đi vào Đồng Thắng. Lúc đó, tôi cũng hoang mang và có phần lung lay không muốn đi. Tuy nhiên, sau một đêm suy nghĩ tôi vẫn quyết định "liều đi".

Tuy nhiên, không giống như mọi người nói với tôi, ở đây người dân rất nồng hậu, học trò cũng rất hiếu học, nhiều đứa trẻ băng hai ba ngọn đồi để được đến trường. 

Lần thứ 2 tôi quay lại, thầy cô, học sinh chào đón tôi bằng tình cảm rất chân thành, dường như những suy nghĩ về các câu chuyện trước đó không còn. Tôi ở lại nơi đây lâu hơn tôi mới biết thầy cô dạy ở xã Đồng Thắng chủ yếu là từ vùng xuôi vào đây bám bản, có nhiều cô vào dạy và lấy người bản nơi đây... Người dân còn nghèo, nên thầy cô đã tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn bán trú cho học sinh mầm non. 

Đối với học sinh Tiểu học nhiều em nhà xa hay gia đình khó khăn mà học yếu, thầy cô lại đến tận nhà xin phép phụ huynh cho các con buổi trưa ở lại với thầy cô, vào ăn cơm với thầy cô và thầy cô sẽ phụ đạo 30 phút -1 tiếng vào buổi trưa cho các con tiến bộ. 

Tất cả những điều tốt đẹp nhất thầy cô luôn dành cho học sinh. Có điều trường thiếu thốn vô cùng, nhà công vụ đi mượn ngôi nhà cũ của Ủy ban nhân dân xã để cải tạo lại hai trường cùng sinh hoạt chung. Khó khăn nhưng họ tự động viên nhau chỉ cần các con đến trường đi học, không bỏ học giữa chừng là giáo viên mừng.

Ngọc Bích

report

Tham gia Chương trình tôi được tiếp thêm động lực làm nghề

Cô Trịnh Vân Kiều Hoa
Cô Trịnh Vân Kiều Hoa

Cô Trịnh Vân Kiều Hoa, giáo viên Trường THCS Tô Hiệu, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc bày tỏ niềm vui và xúc động khi nhận được Chương trình của Ban tổ chức tham gia loạt hoạt động chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam, trong đó có dự lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”.

“Đây là lần đầu tiên và có lẽ cả đời tôi được tham gia một chương trình lớn như thế này” - cô Hoa chia sẻ và cho biết đã đi tham quan một số tác phẩm trưng bày, thấy rõ sự công phu của các nhà báo và đơn vị tổ chức Giải; đồng thời cũng thấy được sự quan tâm, đồng hành của báo chí với nghề giáo, với ngành Giáo dục; sự ghi nhận của Nhà nước, các cơ quan ban ngành với lực lượng giáo viên. Cô bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục được tham gia những chương trình ý nghĩa như thế này để được tiếp thêm động lực làm nghề.

Nguyễn Nhung

report

Giải thưởng là vinh dự và động lực cho những cây viết về giáo dục

Nhà giáo, tác giả Trần Trung Hiếu.
Nhà giáo, tác giả Trần Trung Hiếu.

Trước giờ nhận giải, thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ: Là 1 giáo viên Lịch sử, được tới Nhà hát Lớn - một di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt của dân tộc là một may mắn.

Dù đã tham dự nhiều chương trình tại địa danh này nhưng đây là lần đầu tiên tôi được mời đến với tư cách tác giả đoạt giải một cuộc thi báo chí quy mô toàn quốc về giáo dục. Đó là hạnh phúc của một nhà giáo viết báo trong không khí ngày 20/11 đang đến gần.

Trong khi hầu hết các tác phẩm báo chí tham gia và đoạt giải lần này đều đến từ các cơ quan báo chí, một nhà giáo như tôi rất vinh dự khi được ghi danh trong số đó.

Với góc độ một giáo viên phổ thông, trong nhiều năm qua, tôi luôn tận tụy với học trò, tận tâm với nghề, trách nhiệm với ngành trong rất nhiều bài viết góp ý và phản biện trên tinh thần thiện chí và xây dựng.

Giải thưởng này là món quà tinh thần có ý nghĩa lớn với tôi trong tháng tri ân nhà giáo. Đây còn là niềm vui, động lực để cá nhân tôi tiếp tục cố gắng trong khả năng có thể, cống hiến cho ngành, cho sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo.

Kim Thoa

report

Thấy hình ảnh của mình trong từng tác phẩm báo chí

Cô Nguyễn Thị Duyên – giáo viên Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Du (Hà Tĩnh): Lần đầu tiên được tham dự Lễ trao giải báo chí “Toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”, tôi thấy rất tự hào và vinh dự. Thông qua Giải báo chí, chúng tôi nhìn thấy hình ảnh của mình ở trong đó: Tận tuỵ, sẵn sàng vượt khó, chủ động đổi mới, sáng tạo và luôn hết lòng với học trò.

Cô Nguyễn Thị Duyên
Cô Nguyễn Thị Duyên

Hơn bao giờ hết, đó chính là sự ghi nhận, là sự tôn vinh đối với đội ngũ giáo viên chúng tôi. Nhân đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn, tri ân đến Bộ GD&ĐT và Báo Giáo dục & Thời đại, đã cho chúng tôi có cơ hội được “toả sáng”.
Hy vọng, báo chí sẽ luôn đồng hành cùng thầy, cô giáo, trở thành cầu nối giữa xã hội với sự nghiệp “trồng người”.

Minh Phong

report

Thầy A Kâm: Có quá nhiều bất ngờ với tôi khi trở thành nhân vật trong tác phẩm báo chí.

Bên lề Lễ trao giải báo chí Toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam, thầy A Kâm bộc bạch: Với, tôi đây là niềm vinh dự và tự hào lớn lao. Có quá nhiều bất ngờ với tôi khi trở thành nhân vật trong tác phẩm báo chí. Càng bất ngờ hơn, tác phẩm đó lại được giải tại Cuộc thi tầm quốc gia, nay lại ra Hà Nội được vinh danh.

Thầy A Kâm (bên trái) trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục & Thời đại
Thầy A Kâm (bên trái) trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục & Thời đại

Với vợ chồng tôi, đây là phần thưởng vô giá, nguồn động viên, khích lệ to lớn để chúng tôi tiếp tục công việc gieo chữ cho trẻ em nghèo.

Thầy A Kâm – chia sẻ, vợ chồng thầy mở lớp miền học miễn phí với mong muốn đem con chữ, tri thức cho cho con em của buôn làng. Thầy cho biết, sau 5 năm, vợ chồng A Kâm đã tổ chức giảng dạy cho hơn 300 lượt học sinh nghèo.

Minh Phong

report

Các "Táo giáo dục" có thêm ngày hội của mình

Nhà báo, thiếu tá Đặng Thu Hà.
Nhà báo, thiếu tá Đặng Thu Hà.

Đến dự Lễ trao giải Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”, được gặp những đồng nghiệp rạng ngời hơn trong những bộ vest, áo dài thướt tha, tôi có cảm giác “táo giáo dục” chúng tôi từ nay đã có thêm một ngày hội của mình. Đây là cơ hội để chúng tôi học hỏi nhau từ cách chọn đề tài, đến cách thể hiện và dấn thân với nghề. Tôi biết đến Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” đã mấy năm nay và thấy rằng quy mô, số lượng tác phẩm tham dự giải ngày càng lớn bởi độ uy tín của giải, cũng như sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí lớn.

Qua các năm tổ chức, Ban tổ chức đã chú ý tiếp thu các ý kiến đóng góp, làm phong phú thêm đối tượng nhận giải và hạng mục giải thưởng. Đọc một số tác phẩm tiêu biểu được vinh danh lần này, tôi thấy xuất hiện nhiều tác phẩm không chỉ đi sâu phân tích những tấm gương nhà giáo năng động, sáng tạo hết mình vì học trò, mà nhiều vấn đề thời sự của ngành cũng được đi sâu tìm hiểu và có nhiều gợi ý, giải pháp hay hiến kế cho ngành giáo dục. Mỗi một tác phẩm, mỗi tác giả chọn cách tiếp cận lĩnh vực giáo dục ở một vấn đề khác nhau, nhưng tựu trung là cùng lan tỏa tinh thần viết báo “xả thân” hơn vì sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Nguyễn Nhung

report

Cơ hội để chứng minh lòng yêu nghề và trách nhiệm của một phóng viên Giáo dục

Phóng viên Thiều Thị Thu Trang (bên trái)
 Phóng viên Thiều Thị Thu Trang (bên trái)

Tham dự Lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” 2021, phóng viên Thiều Thị Thu Trang - Báo Lao động - một trong nhóm tác giả của tác phẩm "Trường học thời COVID-19: Thích ứng để đổi mới" - bày tỏ: Năm học 2020-2021 có quá nhiều khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong vai là người ghi chép, nhóm tác giả đã kể về một giai đoạn lịch sử của ngành Giáo dục, về năm học của những điều phi thường, về thời kỳ “ra ngõ gặp anh hùng”.

Ở đó, mỗi học sinh, giáo viên đều là những chiến binh. Họ không chỉ duy trì việc dạy và học trong điều kiện dịch bệnh mà còn sẵn sàng "xung trận", góp sức mình vào cuộc chiến chống "giặc Covid" cùng toàn dân tộc.

Đặc biệt, năm học 2021-2022, với nỗ lực, sự quyết tâm, “lực cản mang tên Covid-19” đã được hàng triệu giáo viên, học sinh biến thành động lực thay đổi và phát triển.

Là một phóng viên trẻ, Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành trên con đường chinh phục ước mơ từ năm 12 tuổi của tôi – trở thành một nhà báo chân chính.

Đây còn là cơ hội để tôi chứng minh lòng yêu nghề và trách nhiệm của một phóng viên Giáo dục. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức đã tạo ra sân chơi chuyên nghiệp, công bằng; cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp Báo Lao Động đã cho tôi cơ hội thể hiện mình tại Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” 2021.

Minh Phong

report

Văn nghệ chào mừng

Nổi trống lên các bạn ơi

Sáng tác: Phạm Tuyên

Biên đạo: Uyên Chi

Biểu diễn: Khán Chi và hợp xướng TTNT Be Singer 

Ảnh: Thế Đại.

Ảnh: Thế Đại.

Thanh Thủy

report

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục & Thời đại: Các tác phẩm dự thi phản ánh rõ nét những vấn đề thời sự của ngành Giáo dục

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục & Thời đại
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục & Thời đại

Phát biểu khai mạc, nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục & Thời đại  - cho biết: Đây là năm thứ tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”, nhằm tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các phóng viên, nhà báo nói riêng và cơ quan thông tấn báo chí nói chung cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Nhấn mạnh, bên cạnh đề tài phản ánh những vấn đề “nóng” của ngành và những câu chuyện cảm động của các nhà giáo cắm bản, bám trường, bám lớp, tình nguyện gieo chữ nơi rẻo cao xa xôi của Tổ quốc; Tổng biên tập Báo Giáo dục & Thời đại cho hay: Ở mùa Giải năm nay còn ghi nhận những các tác phẩm phản ánh rõ nét những vấn đề thời sự của ngành Giáo dục và mang đậm hơi thở cuộc sống.

Rất nhiều tác phẩm phản ánh về cuộc chiến chống Covid-19. “Khi Tổ quốc cần” – lắng nghe lời hiệu triệu từ trái tim, cán bộ, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh khắp cả nước đã tham gia chống dịch. Mỗi câu chuyện ở mỗi đơn vị, tỉnh thành khác nhau nhưng đều chung khát vọng cống hiến.

Cũng theo Tổng biên tập Báo Giáo dục & Thời đại Triệu Ngọc Lâm, tác phẩm dự Giải năm nay có chủ đề phong phú và đa dạng, chất lượng tốt, phản ánh bức tranh toàn cảnh của ngành Giáo dục.

Một số tác phẩm được trình bày hiện đại, công phu. Hình ảnh giáo dục được phản ánh đều ở các vùng miền, từ thành phố cho đến nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Giải năm nay có sự lan tỏa sâu rộng trong đội ngũ những người làm báo chuyên và không chuyên trên mọi miền Tổ quốc. Các tác phẩm dự Giải đã góp phần cổ vũ, động viên rất lớn đến đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; giúp họ có thêm động lực để làm việc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.

Minh Phong

report

Trao giải khuyến khích

Ông Phạm Tiến Toàn, Phó Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trao Kỷ niệm chương và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc đạt giải Khuyến khích của 4 thể loại báo chí.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 ảnh 22

 

38 giải khuyến khích 

Loại hình báo in

1. Tác phẩm: Cách nhà giáo, sinh viên tham gia chống dịch

Tác giả: Tiêu Thị Mỹ Hằng

Nơi xuất bản: Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm: Loạt bài: Vai trò của thầy, cô trong giáo dục hòa nhập

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Đức Hạnh, Lê Việt Cường, Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Nga, Phạm Tú Anh, Hà Ánh Ngọc

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

3. Tác phẩm: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa - tin tưởng xen lẫn lo âu

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Ánh

Nơi xuất bản: Báo Đại biểu Nhân dân

4. Tác phẩm: Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ

Tác giả: Nguyễn Đình Nam, Ngô Thị Thu Huế, Lê Hữu Phúc

Nơi xuất bản: Báo Thừa Thiên - Huế

5. Tác phẩm: Ân tình ông "rộng bụng"

Tác giả: Nguyễn Đức Hoàng, Ninh Thị Thu Giang

Nơi xuất bản: Báo Phú Thọ

6. Tác phẩm: Đội viên sáng tạo AI

Tác giả: Nguyễn Bá Hưng, Nguyễn Bình Sơn

Nơi xuất bản: Báo Khăn Quàng Đỏ - Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh

7. Tác phẩm: Âm thanh ngân lên từ … tĩnh lặng

Tác giả: Phan Minh Đạo

Nơi xuất bản: Báo Lâm Đồng

8. Tác phẩm: Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ngành Giáo dục

Tác giả: Đặng Bích Ngọc

Nơi xuất bản: Báo Cần Thơ

9. Tác phẩm: Lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm

Tác giả: Nguyễn Đức Nhật  

Nơi xuất bản: Báo Thanh Niên

Loại hình báo Điện tử

1. Tác phẩm: Năm học giãn cách và ngày khai trường đặc biệt

Nhóm tác giả: Ngô Việt Anh, Lê Thị Hồng Vân, Lê Vũ Thanh Hà, Bùi Thị Bông, Cao Văn Tân, Nguyễn Việt Tiến, Mai Văn Bảo, Cao Thị Kim Huyền, Lâm Quang Huy, Hoàng Phúc Thắng, Trương Thị Bích Ngọc, Nguyễn Ngọc Duy, Đặng Đức Giang, Nguyễn Quốc Vinh

Nơi xuất bản: Báo Nhân Dân điện tử

2. Tác phẩm: Phản đối Sơn La xây dựng Dự án nghĩa trang, lò Hỏa táng gần trường Đại học Tây Bắc

Tác giả: Nguyễn Minh Thịnh

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

3. Tác phẩm: Loạt bài: Tái cơ cấu ngành giáo dục vùng dân tộc thiểu số - Câu chuyện từ Yên Bái

Nhóm tác giả: Trần Hồng Quỳnh, Hoàng Thị Phương Liên, Đỗ Thị Thương Huyền, Phạm Đình Thức

Nơi xuất bản: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

4. Tác phẩm: Trường học thời Covid-19: Thích ứng để đổi mới

Nhóm tác giả: Đặng Thị Chung, Thiều Thị Thu Trang, Lê Tường Vân, Nguyễn Tuấn Anh

Nơi xuất bản: Báo Lao động

5. Tác phẩm: Loạt bài: Học viện Múa Việt Nam chưa cấp bằng cho học viên

Tác giả: Ngô Quang Huy

Nơi xuất bản: Chuyên trang Giadinh.net.vn/Báo Sức khỏe & Đời sống

6. Tác phẩm: Nhận thức giá trị cốt lõi của giáo dục Việt Nam

Nhóm tác giả: Nguyễn Xuân Hòa, Đặng Thu Hà, Lê Thị Minh Nhã, Nguyễn Thu Hoài

Nơi xuất bản: Báo Quân đội nhân dân điện tử

7. Tác phẩm: Người "cãi" mệnh trời

Tác giả: Nguyễn Thành Nam

Nơi xuất bản: Tạp chí điện tử Người làm báo - Hội Nhà báo Việt Nam

8. Tác phẩm: Tăng động lực, giảm áp lực với đổi mới giáo dục phổ thông

Tác giả: Trần Trung Hiếu, Ngô Văn Khiêm

Nơi xuất bản: Tạp chí Xây dựng Đảng

9. Tác phẩm: Loạt bài "Đổi mới và giảm khoảng cách số trong giáo dục vùng cao"

Tác giả: Trần Thị Tiệp, Nguyễn Thị Toàn

Nơi xuất bản: Báo Điện tử Chính phủ

10. Tác phẩm: Chuyện xây trường, dựng lớp tại huyện "trẻ" nhất cực Tây

Tác giả: Mai Lương Giáp, Nguyễn Thị Minh Thảo, Nguyễn Thị Hiền

Nơi xuất bản: Báo Điện Biên Phủ điện tử

Loại hình Phát thanh

1. Tác phẩm: Người cõng chữ về Phum

Tác giả: Đỗ Trung Thuận, Trần Mộng Toàn, Trần Thanh Phê -  Kênh Mekong FM 90MHz

Nơi xuất bản: Đài Tiếng nói Việt Nam

2. Tác phẩm: Thầy Quang

Tác giả: Lê Anh Vinh

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi

3.Tác phẩm: Những "người thầy không tuổi"

Tác giả: Lê Minh Thi, Nguyễn Tiến Phương

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp và Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Hồng Ngự

4. Tác phẩm: Gương sáng bản Mông

Tác giả: Tráng Xuân Cường

Nơi xuất bản: Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện Bắc Hà

5. Tác phẩm: Tiếp sức cho em học chữ Bác Hồ

Tác giả: Phạm Văn An

Nơi xuất bản: Chương trình Phát thanh Quân đội Nhân dân - Đài Tiếng nói Việt Nam

6. Tác phẩm: Bàn chân diệu kỳ

Tác giả: Lê Thị Vân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

7. Tác phẩm: "Cô Ba Bình Dương " và lớp học tình thương cho trẻ em nghèo

Tác giả: Dương Thị Tuyết Ngân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương

8. Tác phẩm: Luân chuyển giáo viên vùng cao - Một quyết định giàu tính nhân văn

Tác giả: Đoàn Thị Mến, Trần Thị Loan

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái

9. Tác phẩm: Thấu cảm

Tác giả: Nguyễn Thị Thủy, Trương Đức Dũng, Lù Ngọc Dũng, Lò Minh Tuân, Nguyễn Thị Kim Ngân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu

Loại hình Truyền hình

1. Tác phẩm: Một ngày của cô giáo Nhanh

Tác phẩm: Lê Kim Mỹ Tiên, Nguyễn Thanh Định, Trần Đăng Nguyên, Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Thị Hảo

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

2. Tác phẩm: Series phim tài liệu "Những người thầy đặc biệt"

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Bá Tình, Nguyễn Quốc An, Nguyễn Mạnh Tuấn, Trịnh Anh Thơ, Phạm Bá Ngọc, Nguyễn Việt Anh, Trần Thanh Văn.

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

3. Tác phẩm: Chiếc lá hy vọng

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Chinh, Lê Hồng Khanh, Phan Thị Thu Hiền, Vũ Thanh Hằng, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Ngọc Tân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ

4. Tác phẩm: Lớp học đặc biệt

Nhóm tác giả: Đào Ngọc Anh, Đặng Hoàng Hà

Nơi xuất bản:Truyền hình Công an nhân dân (ANTV)

5. Tác phẩm:  Những món đồ chơi của bác bảo vệ

Nhóm tác phẩm: Lê Quốc Khởi, Trần Bá Trọng Phước, Hồ Hoàng Hải Yến, Ngô Kim Long

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng.

6. Tác phẩm: Xương rồng không gai

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hồng Trâm, Lê Thành Trung

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long

7. Tác phẩm: Khi nhiều người trẻ lựa chọn ngành sư phạm

Tác giả: Nguyễn Xuân Thục Anh, Nguyễn Văn Dũng, Lê Hoàng Vũ, Trương Thị Bảo Ngọc, Trần Thị Mai Phương

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh

8. Tác phẩm: Cây cầu Khuyến học

Tác giả: Nguyễn Xuân Hiếu, Giáp Thanh Lịch

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang

9. Tác phẩm: Những dấu chân gieo mầm trên Sơn Bạc Mây

Tác giả: Phan Bá Quyết, Nguyễn Ngọc Truyền, Nguyễn Thế Tiệp, Nguyễn Ngọc Lân, Nguyễn Trọng Quân, Lù Ngọc Dũng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu

10. Tác phẩm: Sự học bên bờ vực thẳm

Tác giả: Nguyễn Hoài Nhân, Nguyễn Vũ Linh, Phạm Thị Huỳnh Anh

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang

Thanh Thủy

report

Nhà báo Nguyễn Hoài Nhân: Giải thưởng kịp thời tôn vinh những tấm gương học trò hiếu học

Phóng sự "Sự học bên vực thẳm" của nhóm tác giả Nguyễn Hoài Nhân, Nguyễn Vũ Linh, Phạm Thị Huỳnh Anh- Đài phát thanh và truyền hình Hậu Giang đoạt giải Khuyến khích thể loại truyền hình. Phóng sự kể về câu chuyện của em Lê Hiểu Yến- học sinh trường THPT Tân Long, huyện Phụng Hiệp. Gia đình Yến là “thương hồ’’ từ tỉnh Bến Tre sang Hậu Giang lập nghiệp, cha mẹ em mua cam rồi giao lại cho lái. Cuộc sống đủ ăn, đủ mặc. Trước ngày em thi học kỳ 2, lớp 12 một vụ sạt lở cuốn trôi căn nhà và tài sản mà gia đình em tích góp hơn 10 năm. Sạt lở cuốn tất cả tập sách, quần áo và các thiết bị học tập của em, lúc này cha mẹ em cũng mất hết số vốn liếng mua trái cây.

Em Lê Hiểu Yến- học sinh trường THPT Tân Long - nhân vật trong phóng sự "Sự học bên vực thẳm".
Em Lê Hiểu Yến- học sinh trường THPT Tân Long - nhân vật trong phóng sự "Sự học bên vực thẳm".

Trong lúc này em chuẩn bị thi cuối kỳ và ôn thi Trung học phổ thông. Khi sạt lở em bị sốc mặt tâm lý và không có điều kiện để quay trở lại trường. Mọi ước mơ tốt đẹp của cô học trò mới 18 tuổi phút chốc tan vỡ. Nhận thấy con đường đến giảng đường đại học của Yến có nguy cơ gãy gánh, học bổng Hoa lúa của Đài PT và TH Hậu Giang hỗ trợ em suất học bổng để em ổn định cuộc sống, yên tâm thi tốt nghiệp. Đây là câu chuyện điển hình của nhiều học sinh ở Hậu Giang khi đặc trưng dân cư sống cạnh bờ sông, vào mùa mưa sạt lở diễn biến phức tạp, nhiều gia đình mất mát tài sản.

Câu chuyện xuất phát khi phóng viên của Đài tác nghiệp tại điểm sạt lở và cảm động trước hoàn cảnh của Hiểu Yến đề xuất về chương trình. 

Nhà báo Nguyễn Hoài Nhân chia sẻ: "Mình phóng viên trẻ với sự nhiệt quyết, tình yêu rất lớn dành cho nghề. Chính bản thân cũng là một học sinh gia đình khó khăn và tự nỗ lực để đến trường nên khi gặp hoàn cảnh học sinh khó khăn mình thấy nhiều cảm xúc và trăn trở.

Câu chuyện của Hiểu Yến có nhiều hình ảnh của chính PV Hoài Nhân trong đó khi gia đình mình cũng sống cạnh sông lớn, nhiều lần sạt lở, triều cường cuốn trôi tập sách, quần áo nên đọng lại trong mình nhiều cảm xúc. PV cảm nhận sự học ở miền Tây có nhiều cải thiện, bước phát triển nhưng đâu đó còn một số trường hợp các em vất vả hoặc khó đến trường. 

Trong lần gặp đầu tiên, ekip thực hiện phóng sự đã không chọn Yến vì nhiều yếu tố nhưng đó là cô gái có nhiều điểm đặc biệt. Em không phải quá bi luỵ hoặc hiện rõ sự khó khăn nhưng trong em có sự khát khao và mạnh mẽ, giấu cảm xúc rất kỹ. Quá trình ghi hình Yến mang lại cảm xúc rất tươi mới nhưng do thời điểm này nhà Yến mới sập và còn 1-2 ngày nữa bạn thi trung học phổ thông nên công tác ghi hình diễn ra rất nhanh. Cùng lúc này dịch bệnh ở Hậu Giang phức tạp nên ekip phải làm việc liên tục trong hai ngày để ghi trọn vẹn cảm xúc nhân vật.

Nhà báo Hoài Nhân chia sẻ: "Mình  thấy giải Báo chí vì sự nghiệp Giáo dục" như động lực để người làm báo đặc biệt là ngành giáo dục được tôn vinh, nhìn nhận những tác phẩm của mình. Với mình, giải thưởng kịp thời tôn vinh những tấm gương học trò hiếu học, vượt gian khó tìm con chữ và những thầy cô vượt khó khăn làm giàu tri thức".

Đây là điều ý nghĩa, nhất là khi giáo dục ở miền Tây ngày càng phát triển thoát khỏi những khó khăn trước mắt, hướng tới tương lai tốt đẹp".

Q.Dương

report

Nhà báo Vũ Thanh Hằng - đại diện ekip sản xuất phim “Chiếc lá hy vọng”: Mong muốn giải thưởng được lan tỏa hơn nữa

Nhà báo Vũ Thanh Hằng.
Nhà báo Vũ Thanh Hằng.

Chia sẻ về giải thưởng năm nay, nhà báo Vũ Thanh Hằng đại diện ekip sản xuất phim “Chiếc lá hy vọng” - Giải  Khuyến khích loại hình Truyền hình cho biết: Năm nay là năm thứ 3, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ tham gia Giải Báo chí toàn quốc vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Hai năm trước, tác phẩm của Đài đã đạt giải Khuyến khích. Vì thế năm nay, khi tiếp tục nhận được thông báo đạt giải, chúng tôi rất phấn khởi.

Chúng tôi cho rằng Giải không chỉ tạo thêm một sân chơi nghiệp vụ cho những người làm báo mà còn giúp chúng tôi góp thêm tiếng nói phản ánh giáo dục của địa phương mình trong bức tranh giáo dục chung của cả nước

Để Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam lan tỏa hơn nữa, chúng tôi hy vọng: Về công tác tổ chức cần tiếp tục tuyên truyền rộng hơn, dài hơi hơn; đồng thời cũng nên hướng các nhà báo vào những vấn đề giáo dục đang được quan tâm để tác phẩm đúng, trúng, chuyên sâu.

Bên cạnh tìm kiếm, phát hiện những tấm gương nhà giáo ở những nơi khó khăn, cũng cần chú ý thêm để tôn vinh những tập thể, cá nhân đã và đang nỗ lực cống hiến, có nhiều đóng góp để tạo ra thương hiệu giáo dục cho Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Trần Long

report

Nhóm tác giả "Khi người trẻ chọn ngành Sư phạm": Tác phẩm là lời động viên, cổ vũ đến giới trẻ trong định hướng nghề nghiệp

Tác phẩm “Khi người trẻ chọn ngành Sư phạm” của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thục Anh, Nguyễn Văn Dũng, Lê Hoàng Vũ, Trương Bảo Ngọc, Trần Thị Mai Phương (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh) vinh dự trở thành một trong những tác phẩm đạt giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021.

Phóng viên Thục Anh cùng một số thành viên trong ekip thực hiện tác phẩm “Khi người trẻ chọn ngành Sư phạm”.

Phóng viên Thục Anh cùng một số thành viên trong ekip thực hiện tác phẩm “Khi người trẻ chọn ngành Sư phạm”.

Chia sẻ về tác phẩm, phóng viên Nguyễn Xuân Thục Anh cho biết, qua nhiều năm tuyển sinh, Sư phạm là một trong những ngành thường đội sổ. Điểm chuẩn đầu vào chỉ ở mức điểm sàn hoặc cao hơn không đáng kể. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng của đội ngũ giáo viên kế cận.

Nhưng, từ năm 2021, tình hình này đã có sự chuyển biến tích cực. Đây cũng là lý do để nhóm thực hiện phóng sự “Khi người trẻ chọn ngành Sư phạm”.

Theo phóng viên Thục Anh, ngoài việc các bạn trẻ lựa chọn theo sở thích thì chính nhờ những chính sách hỗ trợ kịp thời của nhà nước, địa phương và sự chung tay của doanh nghiệp là những nguyên nhân khiến ngành sư phạm được ưu tiên tại kỳ tuyển sinh năm 2021.

Sau 2 tuần thực hiện nhóm đã hoàn thành tác phẩm và phát sóng vào cuối tháng 9/2021 trên Đài phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh, sau đó tác phẩm được gửi tham dự Giải báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam. Đây là lần đầu tiên các thành viên trong ekip tham dự và giành giải thưởng tại một sân chơi báo chí toàn quốc.

"Với tác phẩm này, ekip thực hiện cũng mong muốn đây sẽ là lời động viên, cổ vũ đến giới trẻ trong việc định hướng nghề nghiệp thời gian tới", phóng viên Thục Anh bộc bạch.

Hồ Phương

report

Phóng viên Nguyễn Trọng Quân: Mong được truyền tải thật nhiều câu chuyện đẹp về những cống hiến của thầy cô giáo vùng cao

Thấu cảm và chia sẻ là cảm xúc của nhóm tác giả Đài Phát thanh – Truyền hình Lai Châu gửi đến những thế hệ thầy, cô đang ngày đêm cống hiến và “gieo mầm” trên vùng cao Sin Suối Hồ qua phóng sự “Những dấu chân gieo mầm trên Sơn Bạc Mây”.

Vượt mọi khó khăn, những thầy cô vẫn bám bản dạy chữ cho học sinh và dân bản.
Vượt mọi khó khăn, những thầy cô vẫn bám bản dạy chữ cho học sinh và dân bản.

Bản Sàng Mà Pho nằm cheo leo trên đỉnh Sơn Bạc Mây, với 88 hộ dân, 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Bản cách trung tâm huyện Phong Thổ hơn 100km. Từ lâu, bà con nơi đây vẫn quan niệm “cái chữ không làm no cái bụng”, nên trẻ con lớn lên đã quen với việc theo cha mẹ lên nương tỉa bắp, xuống suối bắt con cá, vào rừng bẫy con thú… Sự nghiệp gieo chữ trên mảnh đất vùng cao đầy vất vả, gian lao…

Vượt mọi khó khăn, gian khổ, những thầy cô giáo với lòng nhiệt huyết đã ngày đêm bám lớp, bám trường, đem con chữ đến với những em nhỏ và cả người dân. “Nhiệm vụ” mang ánh sáng lên vùng cao, mang ước mơ con chữ đến với bản làng giờ đã thành hiện thực.

Đêm Sàng Mà Pho trở lạnh bởi sương mù bắt đầu giăng kín, bản làng như chìm trong cái màu sẫm đặc của đất trời miền biên viễn. Trong đêm tối, đâu đó vẫn rậm rịch những dấu chân thầm lặng. Đó là những dấu chân đã cống hiến tuổi xanh cho một vùng đất đã thành quê hương thứ hai của những người thầy giáo.

“Thông qua tác phẩm, chúng tôi mong muốn truyền tải thật nhiều câu chuyện đẹp về những cống hiến, đóng góp của các thế hệ nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục vùng cao.

Họ đã cùng nhau thầm lặng vượt qua muôn vàn khó khăn, vất vả, chấp nhận hy sinh tuổi xuân của mình, bám bản, bám trường, bám những lớp học trên đỉnh núi cao quanh năm mây che, sương lấp để cống hiến cho giáo dục vùng cao, còn nhiều khó khăn, biên giới như Sin Suối Hồ” – phóng viên Nguyễn Trọng Quân nói.

Thuận Thiên

report

Nhà báo Nguyễn Bá Hưng: Mong muốn Giải sẽ là cầu nối kết nối sản phẩm của học trò và các đơn vị, xí nghiệp

Nhà báo Nguyễn Bá Hưng mong muốn thông qua các bài viết có thể lan toả, giới thiệu những sản phẩm của học trò. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Nhà báo Nguyễn Bá Hưng mong muốn thông qua các bài viết có thể lan toả, giới thiệu những sản phẩm của học trò. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nhóm tác giả Nguyễn Bá Hưng và Lê Bình Sơn công tác tại Báo Khăn Quàng Đỏ - Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh đạt giải Khuyến khích loại hình báo in với loạt bài Đội viên sáng tạo AI. Tác phẩm được xem như “cuốn cẩm nang” tập hợp những phát minh, sáng chế của các em học sinh cấp Trung học cơ sở trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Chia sẻ về quá trình thực hiện loạt bài, nhà báo Nguyễn Bá Hưng cho biết: “Bản thân là một nhà báo, đã từng đi nhiều nơi, gắn bó với học sinh, thấu hiểu được những sáng tạo của các em học sinh nên tôi mong muốn thông qua các tác phẩm báo chí có thể lan toả, giới thiệu những sản phẩm của học trò”

Bên cạnh đó, theo tác giả, loạt bài cũng đề cao việc học tập kiến thức cần phải đi đôi với thực hành. Những kiến thức thu nhận được trong quá trình học phải được ứng dụng vào thực tế. “Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là một sân chơi lành mạnh, hữu ích tôn vinh những giá trị của ngành Giáo dục. Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” sẽ là cầu nối kết nối sản phẩm của học trò và các đơn vị, xí nghiệp”, nhà báo Nguyễn Bá Hưng chia sẻ.

Nguyễn Duẩn

report

Sự ghi nhận tác phẩm đã nói lên tình cảm của nhiều người với các em học sinh

Để thực hiện bài viết: "Năm học giãn cách và ngày khai trường đặc biệt", nhóm tác giả Báo Nhân dân đã phải lên kế hoạch tìm kiếm nhân vật từ trước, lập bộ câu hỏi và huy động lực lượng phóng viên vùng miền cùng tham gia lấy thông tin.

Nhà báo Lê Hồng Vân, thành viên của nhóm cho biết: Khó khăn lớn nhất đối với bài viết "Năm học giãn cách và ngày khai trường đặc biệt" là thời gian hoàn thành tác phẩm ngắn, phạm vi đề tài rộng, nhưng với sự tâm huyết và nỗ lực của mỗi nhà báo, tác phẩm đã hoàn thành, giúp tạo nên bức tranh toàn cảnh về giáo dục trên phạm vi cả nước.

Nhà báo Lê Hà - một thành viên khác  của nhóm - bày tỏ: "Cùng với các đồng nghiệp tại Báo Nhân dân, tôi rất xúc động khi nhận được sự đánh giá tích cực về tác phẩm "Năm học giãn cách và ngày khai giảng đặc biệt" mà chúng tôi đã thực hiện.

Sự ghi nhận của Ban tổ chức, Ban giám khảo với tác phẩm này đã nói lên tình cảm của nhiều người với các em học sinh, khi các em phải bước vào một năm học chưa từng có trong lịch sử. 

Từ những câu chuyện chân thực trong tác phẩm, tôi tin rằng người làm giáo dục, các nhà quản lý cũng sẽ phần nào quan tâm, có chính sách để cho các em có năm học chất lượng, vượt qua mọi khó khăn do dịch bệnh".

Q.Dương

report

Trao giải Ba

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Tổng biên tập Tạp chí Công an Nhân dân và ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông - trao Kỷ niệm chương và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm xuất đạt Giải Ba của 4 thể loại báo chí.

 

Loại hình báo in

1. Tác phẩm: Thêm 2 ngoại ngữ trong nhà trường: Có cần thiết?

Nhóm tác giả: Lê Thị Thu Hương, Trịnh Thị Tú Uyên, Nguyễn Thị Thu Hương, Lê Anh Đức

Nơi xuất bản: Báo Đại Đoàn Kết

2. Tác phẩm: Những người gieo hạt niềm tin

Tác giả: Trịnh Thị Phương

Nơi xuất bản: Báo Quảng Ngãi

3. Tác phẩm: Chuyển đổi số cho Giáo dục: Không phải "tương lai" mà là "hôm nay"

Tác giả: Trần Lan Anh

Nơi xuất bản: Báo Nhà báo & Công luận

Loại hình báo Điện tử

1.Tác phẩm: Loạt bài: Người cố níu con chữ cho những đứa trẻ trên cao nguyên đá

Tác giả: Nguyễn Thị Thảo

Nơi xuất bản: Báo VietNamNet

2. Tác phẩm: Dạy và học trực tuyến - Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia

Nhóm tác giả: Đinh Thị Tuyết Mai, Phạm Hương Giang

Nơi xuất bản: Báo Tuổi trẻ Thủ đô

3.Tác phẩm: Loạt bài: Mang con chữ lên vùng cao

Tác giả: Ngô Thị Chuyên

Nơi xuất bản: Báo Điện tử Công lý

Loại hình Phát thanh

1.Tác phẩm: Văn mẫu - Hệ lụy trong tương lai

Tác giả: Dương Thị Thu Hà

Nơi xuất bản: Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) - Đài Tiếng nói Việt Nam

2. Tác phẩm: Lớp học làm người

Tác giả: Huỳnh Hoàng Thành

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau

3. Tác phẩm: Loạt bài: Năm học mới trong bối cảnh dịch bệnh

Tác giả: Phan Tuyết Nhung

Nơi xuất bản: Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Loại hình Truyền hình

1. Tác phẩm: Người thủ thư đặc biệt

Nhóm tác giả: Phạm Khánh Giang, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Thanh Tùng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình

2. Tác phẩm: Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn

Nhóm tác giả: Phan Thị Lệ Hằng, Cao Văn Hoàng, Lê Thị Lan

Nơi xuất bản: Truyền hình Quốc hội Việt Nam

3.Tác phẩm: Bên sóng

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thiện, Trần Tuấn Minh, Nguyễn Thị Khánh Linh –

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa.

Thanh Thủy

report

Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Ánh: Giải là một sân chơi bổ ích, tôn vinh những giá trị đẹp trong lĩnh vực giáo dục

Lớp học của Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng đều đặn hoạt động vào các buổi tối trong ngày. Ảnh cắt từ phóng sự.

Lớp học của Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng đều đặn hoạt động vào các buổi tối trong ngày. Ảnh cắt từ phóng sự.

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thiên, Trần Tuấn Minh và Nguyễn Thị Khánh Linh công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Khánh Hoà đạt giải Ba với phóng sự “Bên Sóng”. Tác phẩm là câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng về hành trình mang tri thức tới những số phận thiệt thòi của những người thầy giáo mang “quân hàm xanh”. 

Chia sẻ về quá trình thực hiện phóng sự, Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Ánh chia sẻ: “Cảm phục trước việc làm ý nghĩa của 2 vị Thiếu tá quân đội nên nhóm đã thực hiện đề tài về hành trình mở lớp dạy học miễn phí cho các em nhỏ.

Đối với chúng tôi, những em nhỏ trong phóng sự được ví như những con sóng. “Bên sóng” cũng như mong muốn của nhóm tác giả bên cạnh sự phát triển của xã hội vẫn còn đâu đó các em bị thiệt thòi trong cuộc sống. Nếu như có sự định hướng, đồng hành một cách chính xác, chân thực, những “con sóng” này sẽ đi đúng hướng, vươn ra xa, chứng tỏ được mình”.

Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Ánh cũng cho rằng, để các em nhỏ được đến trường như các bạn cùng trang lứa, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, gia đình. “Chúng tôi rất vui mừng, xúc động khi những vấn đề mình đề cập đến nhận được sự quan tâm, đón nhận của mọi người. Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là một sân chơi bổ ích, tôn vinh những giá trị đẹp trong lĩnh vực giáo dục. Tại đó, chúng tôi được cọ xát, học hỏi và chia sẻ cùng nhau vì mục tiêu chung là phát triển bền vững”, Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Ánh chia sẻ.

Nguyễn Duẩn

report

Tác giả “Lớp học làm người” Huỳnh Hoàng Thành: Tin rằng việc làm tốt của cô giáo Thiết sẽ được nhiều người biết đến

“Lớp học làm người” của tác giả Huỳnh Hoàng Thành là một trong những tác phẩm đoạt giải Ba tại Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021.

Tác giả Huỳnh Hoàng Thành chia sẻ, khi đặt bút viết, kể lại một câu chuyện, anh không hề nghĩ sẽ đạt giải báo chí nào đó. Bởi đơn thuần anh chỉ nghĩ “sao mà các em trong lớp học khó khăn quá, sao mà việc làm tốt như vậy của cô giáo Thiết lại không được nhiều người biết đến và làm cách nào để mọi người biết đến lớp học này để mọi người cùng chung tay với cô Thiết lo cho các em được tốt hơn, giúp các em biết đến con chữ, sống thành người tốt”.

Cũng từ suy nghĩ đó nên tác giả Huỳnh Hoàng Thành muốn bài viết của mình được nhiều người biết đến để việc làm tốt của cô giáo Thiết được lan tỏa nên anh đã gửi bài viết này tham dự Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam".

Và tác giả Huỳnh Hoàng Thành thật bất ngờ, vui sướng khi biết tác phẩm của mình được giải và biết rằng "mọi người đã giống như tôi, nể phục và chia sẻ với hành trình tìm con chữ của các em".

Những tháng gần đây, tác giả Huỳnh Hoàng Thành liên tục nhận thông tin từ cô Thiết rằng: “Các học trò của cô nhận được sự hỗ trợ từ nhà hảo tâm, nhận được sự giúp đỡ của mọi người về gạo, mì, sổ sách... thậm chí là một bữa tiệc nhân dịp Trung thu…”, đối với anh đó là phần thưởng đáng quý nhất.

Tác giả Huỳnh Hoàng Thành hi vọng, khi tác phẩm được giải, được công bố... lớp học sẽ được nhiều người biết đến hơn.

Ngọc Bích

report

Nhà báo Trịnh Phương: Mong có chính sách phù hợp nhằm động viên giáo viên vùng cao

Nhà báo Trịnh Phương.
Nhà báo Trịnh Phương.

Qua tác phẩm “Những người gieo hạt niềm tin”, nhà báo Trịnh Phương – Báo Quảng Ngãi mong muốn, hình ảnh “người đưa đò” thầm lặng của quê hương càng được lan tỏa đến bạn đọc toàn quốc như một sự tri ân đến những nhà giáo chân chính...

Tuyến bài: “Những người gieo hạt niềm tin” gồm 2 tác phẩm nối tiếp là: “Thanh trong, nghĩa tình” và “Khát vọng cống hiến” của nhà báo Trịnh Thị Phương (bút danh: Trịnh Phương) Phòng Nội chính - Văn hóa - Xây dựng Đảng của Báo Quảng Ngãi đã cho bạn đọc thấy được sự hy sinh thầm lặng của những “người đưa đò” ở tỉnh Quảng Ngãi.

Đặc biệt là những giáo viên đang ngày đêm vừa giảng dạy, vừa đóng vai trò như người cha, người mẹ của học sinh ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

Qua tác phẩm “Những người gieo hạt niềm tin”, tác giả mong rằng Nhà nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng tiếp tục có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm động viên các thầy, cô giáo đặc biệt là giáo viên vùng cao tiếp tục cống hiến vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.

“Đây là năm thứ 2, cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để đổi mới thành công, người thầy đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi ở sự cống cống hiến của các nhà giáo khi đời sống vật chất, môi trường công tác lẫn vai trò của họ chưa được đảm bảo”, nhà báo Trịnh Phương bày tỏ.

Hoàng Vinh

report

Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai: Mong muốn giải sẽ tiếp tục duy trì, phát triển

Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai
Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai 

Từ loạt bài "Dạy và học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia", nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai, Ban Thanh niên, Báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng một đồng nghiệp là nhà báo Phạm Hương Giang, đoạt giải Ba đã cho bạn đọc nhìn nhận sâu sắc hơn xung quanh việc ngành giáo dục áp dụng các phương pháp dạy học online hiệu quả, cùng những khó khăn, thách thức khi triển khai chuyển đổi số trong giáo dục.

Được biết, khi viết loạt bài này, nhà báo Tuyết Mai cùng một đồng nghiệp đã đi hỏi và nghe tư vấn từ một người trong ngành Giáo dục và cũng rất tâm huyết với chuyển đổi số trong giáo dục, ứng dụng thành công mô hình trường học thông minh...

Nhờ có những buổi nói chuyện, tư vấn như thế, nhà báo Tuyết Mai cùng đồng nghiệp hiểu kỹ hơn, từ đó lên đề cương cụ thể cho từng bài.

“Tôi cho rằng, cuộc thi là một sân chơi ý nghĩa cho phóng viên bám mảng giáo dục. Tôi thấy rằng, phóng viên theo giáo dục và đạt giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo là một niềm tự hào, hãnh diện. Hơn cả đó là phóng viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận có những đóng góp cho ngành mình theo” - Nhà báo Tuyết Mai nói.

“Đây là năm thứ 2 tôi dự thi và cả 2 lần dự thi đều có giải. Vui, hạnh phúc, vinh dự, đó là những cảm xúc của tôi hiện tại.

Tôi mong muốn Giải báo chí "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" sẽ tiếp tục duy trì, phát triển, là sân chơi cho phóng viên giáo dục để họ được ghi nhận, được đóng góp tiếng nói của ngành giáo dục đến với người dân và tiếng nói của người dân đến với ngành, để từ đó giáo dục được thực sự gắn với đời sống" nhà báo Tuyết Mai chia sẻ.

Phạm Hiền

report

Nhà báo Nguyễn Thảo: Người làm báo nào cũng mong muốn những nỗ lực của mình được ghi nhận

Trong 4 năm giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam được tổ chức, nhà báo Nguyễn Thảo đã 3 lần đạt giải (2 lần trước: 1 giải B, 1 giải Khuyến khích).

Ở mùa giải thứ 4, với giải Ba dành cho tác phẩm "Người cố níu con chữ cho những đứa trẻ trên cao nguyên đá", nhà báo Nguyễn Thảo cho biết: "Trong một chuyến công tác trên Hà Giang, tôi được một đồng nghiệp giới thiệu tới cô giáo Trương Thị Nhượng khi tôi chia sẻ về việc đang tìm kiếm nhân vật cho ngày 20/11. Đề tài người giáo viên vùng cao từ trước đến nay đã được khai thác rất nhiều và rất kỹ. Tuy nhiên, ở cô giáo Trương Thị Nhượng có một điều đặc biệt và mới mẻ hơn.

Tôi không nói là chưa có ai làm những công việc mà cô Nhượng đã làm, nhưng cô Nhượng có thể nói là một hình mẫu điển hình cho người giáo viên năng động và nhiệt huyết trong công tác xã hội hoá giáo dục vùng cao".

Chia sẻ về Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam, nhà báo Nguyễn Thị Thảo cho biết: "Tôi tin rằng bất cứ người làm báo nào cũng mong muốn những nỗ lực của mình được ghi nhận, nhất là sự ghi nhận từ chính đối tượng mà mình đang viết về. Và giải báo chí "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" đã làm rất thành công việc đó".

Phạm Hiền

report

Nhà báo Phan Tuyết Nhung: Loạt bài là những ghi nhận về sự khốc liệt mà đại dịch Covid-19 tác động đến ngành giáo dục

Nhà báo Phan Tuyết Nhung - Tác giả loạt bài "Năm học mới trong bối cảnh mùa dịch”
Nhà báo Phan Tuyết Nhung - Tác giả loạt bài "Năm học mới trong bối cảnh mùa dịch”

“Năm học mới trong bối cảnh mùa dịch” của nhà báo Phan Tuyết Nhung- Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) - Giải Ba loại hình Phát thanh, là loạt bài ghi nhận khó khăn của ngành giáo dục TPHCM bước vào năm học mới 2020-2021 khi TP rơi vào đỉnh dịch Covid-19.

Tác giả chia sẻ đến độc giả những gam màu cận cảnh của hàng loạt khó khăn mà ngành giáo dục TP phải đối mặt như thiếu hụt cơ sở vật chất trước thềm năm học mới, kế hoạch học tập, khai giảng năm học gần như không thể triển khai khi TP đang căng thẳng đối mặt với dịch bệnh.

"Năm học mới của ngành giáo dục TP bắt đầu bằng những ngổn ngang với muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên bằng sự chủ động và thích ứng nhanh, dù có những bỡ ngỡ khó khăn ban đầu, ngành giáo dục TP đã chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang học online cho tất cả học sinh của mình. Kết quả là năm học đã có thể bắt đầu và diễn ra một cách tương đối ổn thỏa"- Nhà báo Phan Tuyết Nhung nói. 

Loạt bài ghi nhận những chiến lược, kế hoạch trong việc giúp giáo viên thích ứng, làm quen với dạy học online được ngành giáo dục TP tức tốc thực hiện ra sao. Công tác tập huấn, hướng dẫn giáo viên thiết kế bài giảng online, trải nghiệm không gian học tập trên nền tảng trực tuyến của ngành giáo dục sau khi năm học mới bắt đầu thế nào, cũng đã được tác giả ghi nhận và chia sẻ đến độc giả.

Đặc biệt, là việc ngành giáo dục TP đã chủ động phối hợp với các địa phương khác để có kế hoạch học tập linh động nhất cho học sinh khi về quê tránh dịch. Công tác hỗ trợ giáo viên, học sinh khó khăn thích ứng với điều kiện học tập mới cũng đã được tác giả ghi nhận, chuyển tải đến độc giả cả nước một cách sinh động nhất.  

Anh Tú

report

Trao giải Nhì

Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trao Kỷ niệm chương và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm xuất đoạt giải Nhì.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 ảnh 32

 

Loại hình báo in

1. Tác phẩm: Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học

Tác giả: Thái Bá Dũng

Nơi xuất bản: Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm: Thắp ước mơ nơi rừng thẳm

Tác giả: Nguyễn Thị Thảo

Nơi xuất bản: Báo Tiền Phong

Loại hình báo Điện tử

1.Tác phẩm: Chùm bài "Dạy và học tích hợp: Phải đào tạo đội ngũ giáo viên mới"

Tác giả: Phạm Thị Mai

Nơi xuất bản: Báo điện tử VietnamPlus

2. Tác phẩm: Loạt bài: Thầy trò trên tuyến đầu chống dịch

Nhóm tác giả: Hoàng Công Chương, Ngô Sỹ Điền, Trương Trường Tiến, Nguyễn Thị Nhung

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

Loại hình Phát thanh

1. Tác phẩm: Loạt talk về Sách giáo khoa mới

Tác giả: Lê Thị Thu

Nơi xuất bản: Ban Thời sự (VOV1) - Đài Tiếng nói Việt Nam

2. Tác phẩm: Thầy giáo truyền cảm hứng vì trường học hạnh phúc

Tác giả: Lưu Thị Hường

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

Loại hình Truyền hình

1. Tác phẩm: Ba điều ước

Nhóm tác giả: Lưu Thu Thảo, Nguyễn Thành Huấn, Đặng Phi Lai, Cao Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Hằng Mơ

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang

2. Tác phẩm: Thay lời tri ân - Hạnh phúc

Nhóm tác giả: Trịnh Quốc Đông, Lê Thị Hương, Nguyễn Phương, Nguyễn Đình Hoàn, Trương Thanh Thúy, Vũ Thị Thơ, Tạ Thị Thu Hiền, Lương Thanh Hà, Vũ Kiều Thanh, Đỗ Lan Hương, Nguyễn Thị Nguyệt Hà

Nơi xuất bản: Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam

Thanh Thủy

report

Nhà báo Lưu Hường: Được nhận giải thưởng là một vinh dự

Nhà báo Lưu Hường (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội).
Nhà báo Lưu Hường (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội).

Nhà báo Lưu Hường (Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội) cho biết, rất xúc động và hạnh phúc khi tác phẩm: "Thầy giáo tryền cảm hứng vì trường học hạnh phúc" được nhận giải Nhì thể loại Truyền hình. Đây là một sự bất ngờ. Bởi từ khi có ý tưởng, trong suốt 2 năm đồng hành cùng thầy giáo, cho đến lúc loạt phóng sự ra đời và được phát trên sóng phát thanh của Đài Hà Nội, chúng tôi không nghĩ đến việc làm phóng sự để dự thi.

Chúng tôi chỉ tâm niệm một điều, đó là làm thế nào để thông qua các phóng sự của mình, lan tỏa và nhân rộng được những việc làm tốt đẹp và ý nghĩa mà thầy cô các nhà trường đang thực hiện để đất nước của chúng ta, Thủ đô của chúng ta ngày càng có thêm nhiều trường học hạnh phúc.

"Sau 2 năm đồng hành cùng thầy Ngô Xuân Hiếu trong hành trình truyền cảm hứng miễn phí “Xây dựng trường học hạnh phúc” tại nhiều vùng miền của Tổ Quốc, loạt phóng sự 4 kỳ: Thầy giáo truyền cảm hứng vì trường học hạnh phúc của chúng tôi lần lượt ra đời...", nhà báo Lưu Hường nói.

Nhà báo Lưu Hường chia sẻ: Thú thực, tôi cũng không biết đến cuộc thi Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam này. Sau khi kỳ phóng sự thứ 4 của chúng tôi phát sóng, đồng chí Xuân Luyến trưởng Ban Phát thanh của Đài Hà Nội có gọi điện cho tôi, nói là Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam đang nhận tác phẩm, anh bảo tôi nộp tác phẩm đi. Tôi lên mạng xem thì thấy hạn nộp tác phẩm chỉ còn 1 tuần, thế là tôi ra bưu điện gửi đi rồi về nhà gửi mail tác phẩm cho Ban tổ chức. 

"Được nhận giải lần này là một vinh dự đối với tôi, đó không chỉ là niềm vui cá nhân, mà đó chính là niềm vui chung của tất cả chúng ta. Tôi xin được cảm ơn Ban tổ chức, cảm ơn tất cả các anh chị và các bạn đồng nghiệp, đã cùng chúng tôi ghi nhận và lan tỏa những việc làm tốt đẹp và ý nghĩa mà các thầy cô và các em học sinh, sinh viên các nhà trường trên mọi miền Tổ Quốc đã và đang thực hiện, vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam...", nhà báo Lưu Hường chia sẻ.

Nhà báo Lưu Hường cũng bày tỏ: Cuộc thi “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là sân chơi dành cho các phóng viên cả nước, đặc biệt là những phóng viên phụ trách mảng Giáo dục.

“Qua đây cũng là cơ hội để những người làm báo thể hiện tình yêu báo chí, có trách nhiệm với ngành Giáo dục nước nhà. Đặc biệt tri ân thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần…”, nhà báo Lưu Hường nhấn mạnh.

Theo nhà báo Lưu Hường, trực tiếp dự tiết dạy hay đọc bài viết trên website các nhà trường về thầy Ngô Xuân Hiếu, lần nào cũng cảm nhận được sự trân quý và cảm xúc đong đầy từ các thầy cô giáo về thầy Hiếu...

Đăng Chung

report

Nguyễn Thị Thảo - tác giả “Thắp ước mơ nơi rừng thẳm”: Mong muốn được lan tỏa ý chí, nghị lực của thầy cô

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 ảnh 34

Tác giả Nguyễn Thị Thảo (Báo Tiền Phong) - chủ nhân tác phẩm “Thắp ước mơ nơi rừng thẳm” - đã đoạt giải Nhì tại Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam 2021”.

Tác phẩm “Thắp ước mơ nơi rừng thẳm” chia sẻ về tuổi thơ những đứa trẻ bị núi rừng đánh cắp bởi nỗi vất vả, nhọc nhằn khi bị cuốn vào vòng mưu sinh của gia đình khó khăn, nên giấc mơ của các em cũng trở nên giản dị, mộc mạc hơn bao giờ hết.

Đặc biệt thông qua tác phẩm “Thắp ước mơ nơi rừng thẳm”, hình ảnh những người thầy, người cô tinh thần nhiệt huyết, dành cả tuổi thanh xuân để mang con chữ đến cho học trò nghèo khiến nhiều người cảm động.

Nói về giải thưởng mình đạt được trong năm nay, tác giả Nguyễn Thị Thảo cho biết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” có ý nghĩa xã hội vô cùng nhân văn và sâu sắc. Bản thân tác giả cảm thấy rất vui mừng và hạnh phúc khi đón nhận giải thưởng này.

Thông qua tác phẩm đạt Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Thảo mong muốn được lan tỏa ý chí, nghị lực của những người thầy, người cô ngày đêm miệt mài mang tri thức truyền thụ cho thế hệ trẻ.

Dù cho cuộc sống còn bao bộn bề khó khăn, nhưng người dân trên đỉnh đồi sỏi đá khô cằn này, họ sống bằng một tình cảm chân thành. Bởi ở những miền đất tưởng chừng như không thể nơi nào khắc nghiệt hơn, vẫn từng ngày vang lên những thanh âm đánh vần con chữ. Mỗi nét phấn trên bảng lóe sáng một ước mơ, xua sương giăng mờ núi thẳm. Đó là ước mơ đến trường của những em nhỏ vùng sâu.

Ngọc Bích

report

Nhà báo Thái Bá Dũng: Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" đã mang lại một sân chơi minh bạch, giúp người viết có thêm động lực làm nghề

Trong bối cảnh ngành giáo dục đổi mới mạnh mẽ, tuyến bài "Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học" đã nêu bật sự bứt phá của các địa phương trong việc tìm hướng đưa chất lượng giáo dục vươn lên. Tuyến bài gồm 3 tác phẩm nối tiếp, bao gồm: Khi giáo viên được chọn nơi làm việc; Để không trượt dài trong sự giả dối; Mời sinh viên xuất sắc về dạy học.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 ảnh 35

 

Chia sẻ về tuyến bài "Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học", tác giả - nhà báo Thái Bá Dũng, hiện công tác tại Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Bài viết nhấn mạnh yếu tố con người. Liên tiếp trong 5 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức rất thành công các mô hình khuyến khích, mời gọi và tuyển dụng người tài về dạy học. Chính sách nhất quán được đưa ra là: tuyển dụng minh bạch, đối đãi tử tế".

Cụ thể, theo tác giả Thái Bá Dũng, những người giỏi sẽ được săn đón ngay từ ngày còn học THPT. Họ được theo dõi, giúp đỡ trong những năm học đại học nếu chọn theo ngành Sư phạm. Sau khi ra trường, sinh viên loại giỏi sẽ được người của sở trực tiếp mời nộp hồ sơ. Người đủ điều kiện sẽ được tuyển thẳng.

Những sinh viên mọi miền Tổ quốc sẽ được tự do cạnh tranh thi tuyển viên chức giáo dục vào Quảng Nam, được thi và thể hiện năng lực. Người giỏi nhất sẽ được tự chọn trường để làm việc.

Từng đoạt giải Đặc biệt Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2020, anh Thái Bá Dũng cho rằng, đây là một sân chơi minh bạch, "fair play". Theo anh, giải Nhất, Nhì, hay Ba đôi khi chỉ là cảm xúc nhất thời. Song, điều quan trọng là, Giải báo chí toàn quốc " Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" đã mang lại một sân chơi minh bạch, giúp người viết có thêm động lực làm nghề, giống như các cầu thủ trên sân cỏ có thể cạnh tranh công bằng.

Video: Đằng sau những tác phẩm đạt giải.

Vân Huyền

report

Phóng viên Lưu Thu Thảo: Mong muốn truyền tải lòng hiếu học của học trò miền Tây

Phóng viên Lưu Thu Thảo.
Phóng viên Lưu Thu Thảo.

Hơn 5 năm gắn bó với nghề báo, rong ruổi khắp các tỉnh miền Tây, phóng viên Lưu Thu Thảo - Đài PT&TH Hậu Giang đã chứng kiến và viết nên các câu chuyện hiếu học của học trò nghèo.

Mỗi một nhân vật là một câu chuyện đong đầy nước mắt về ý chí và nghị lực vươn lên hoàn cảnh, quyết chí học hành dùng con chữ thay đổi cuộc đời.  

Cũng chính vì vậy, mà 3 lần đến với Giải Báo chí "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam", Thảo luôn lựa chọn tuyến nhân vật là các em học sinh nghèo, vượt khó học giỏi để tham gia dự thi.

Đặc biệt, 3 lần tham gia đều vinh dự đạt giải, tham gia cuộc thi năm nay với tác phẩm “Ba điều ước”, Thảo mong muốn tiếp tục truyền tải thật nhiều câu chuyện đẹp về “tinh thần sự học” của người miền Tây. Dù có nghèo tiền nghèo bạc nhưng không thể nghèo tri thức.

Lưu Thu Thảo đánh giá cao Giải Báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam, đây là chương trình nêu cao vai trò báo chí ở lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Giải "Báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" đã tạo hiệu ứng tích cực khi kịp thời phát hiện và tôn vinh những tấm gương điển hình trong lĩnh vực giáo dục, qua đó giúp ngành Giáo dục có cái nhìn tổng quát, kịp thời đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp tình hình thực tế.

Quốc Ngữ

report

Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo: Đây là giải báo chí có ý nghĩa chính trị xã hội rất cao và ngày càng lan tỏa mạnh mẽ

Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo đánh giá rất cao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”.

“Đây là giải báo chí có ý nghĩa chính trị xã hội rất cao và ngày càng lan tỏa mạnh mẽ. Giải năm nay thắp sáng niềm tin về việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, về việc cả xã hội đồng tâm tập trung xây dựng nền giáo dục theo mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra. Giải báo chí còn xây đắp niềm tin của xã hội với giáo dục, nhà trường và thầy cô giáo. Tôi nghĩ đó là ngọn lửa đang lan tỏa trong toàn xã hội” - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhận định.

Tác phẩm “Đi về phía tâm dịch” của Báo Lao động được thể hiện ở hình thức mới MegaStory là câu chuyện chống dịch của đội ngũ nhà giáo, sinh viên, học sinh. Tác phẩm thực sự gây xúc động mạnh mẽ đối với Hội đồng chấm giải.

Cùng với đó là những tấm gương của giáo viên ở khắp vùng miền của Tổ quốc, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa, như ở Tây Nguyên, Hà Giang,… rồi ngay cả ở Hà Nội cũng có những tấm gương vì học sinh thân yêu, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Ngoài ra, còn có các tác phẩm về chính sách đổi mới giáo dục, những mô hình hay như bồi dưỡng giáo viên, sách giáo khoa mới, giảng dạy trong tình hình dịch bệnh,… Điều đó cho thấy hình ảnh của một nền giáo dục đang vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành nhiệm vụ đối với đất nước, nhân dân.

Ngọc Trang

report

Trao giải Nhất

Ông Lê Hải Bình, Ủy viên Dự khuyết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương trao giấy chứng nhận cho các tác giả xuất sắc có tác phẩm xuất đạt Giải Nhất của 4 loại hình báo in, báo điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 ảnh 37

 

Loại hình báo in

Tác phẩm: Loạt bài: Luân chuyển giáo viên

Nhóm tác giả: Nguyễn Thế Lượng, Nguyễn Thị Nhung, Ngô Sỹ Điền, Nguyễn Tiến Việt

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

Loại hình báo Điện tử

Tác phẩm: Đi về phía tâm dịch

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Huyên, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Thị Thảo Anh, Hồ Anh Tú, Nguyễn Văn Thắng

Nơi xuất bản: Báo Lao Động

Loại hình Phát thanh

Tác phẩm: Lịch sử và câu chuyện của ngày hôm nay

Tác giả: Nguyễn Văn Quang

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng

Loại hình truyền hình

Tác phẩm: Những bữa cơm hạnh phúc

Nhóm tác giả: Lê Thị Hương, Nguyễn Phương, Hồ Nữ Thị, Nguyễn Đình Hoàn, Trương Thanh Thúy, Vũ Thị Thơ, Tạ Thị Thu Hiền, Lương Thanh Hà, Vũ Kiều Thanh, Đỗ Lan Hương, Nguyễn Thị Nguyệt Hà

Nơi xuất bản: Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam

Thanh Thủy

report

Nhà báo Nguyễn Thế Lượng: Cuộc thi là “sân chơi” ý nghĩa cho người làm báo

Nhà báo Nguyễn Thế Lượng (phải) trong một lần tác nghiệp tại vùng khó.
Nhà báo Nguyễn Thế Lượng (phải) trong một lần tác nghiệp tại vùng khó.

Khi loạt bài “Luân chuyển giáo viên” của chúng tôi được lọt vào vòng chung khảo, đã được Ban giám khảo đánh giá đề tài có chất lượng. Có thể nói, cuộc thi “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là “sân chơi” dành cho các phóng viên cả nước, đặc biệt những phóng viên chuyên trách mảng Giáo dục.

Được tham gia cuộc thi này cũng là cơ hội để những người làm báo như chúng tôi thể hiện tình yêu báo chí, có trách nhiệm với ngành Giáo dục nước nhà. Đây là lần đầu tiên tôi đoạt giải trong cuộc thi “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”.

Điều vui đáng trân quý nhất khi giải báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” đã quy tụ được nhiều tác giả, các tác phẩm xuất sắc về lĩnh vực giáo dục. Các tác phẩm tham gia cuộc thi này đã truyền tải được những thông điệp vô cùng ý nghĩa trong lĩnh vực Giáo dục nước nhà. Qua đó vinh danh những cá nhân, tấm gương điển hình tiên tiến, tâm huyết đang tiếp tục cống hiến cho ngành Giáo dục Việt Nam.

Đức Hạnh

report

Nhà báo Nguyễn Thị Huyên: Trăn trở lớn nhất là làm sao truyền tải hết những hy sinh, cống hiến của nhà trường, thầy và trò… trong đại dịch

“Đi về phía tâm dịch” - loạt bài của nhóm phóng viên Báo Lao Động là những câu chuyện được ghi lại chân thực về những giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh tham gia chống dịch Covid-19

Nhà báo Nguyễn Thị Huyên chia sẻ, khi thực hiện tuyến bài này, có những người phải liên hệ cả tháng trời, hẹn lịch nhưng chạy hàng chục km xuống tới nơi thì lại điều động làm công việc tại khu cách ly, phong toả không thể gặp.

Đôi khi là suốt nhiều đêm rong ruổi đi theo những chuyến xe mai táng 0 đồng. Có những thầy cô làm công tác thiện nguyện, mới hỏi được 2 câu đã bật khóc nức nở vì thương các cảnh đời vất vả mưu sinh chống dịch.

Trăn trở lớn nhất qua mỗi bài viết là làm sao để truyền tải hết, lan tỏa rộng hơn những hy sinh, cống hiến của các nhân vật. Những câu chuyện của các nhân vật, có thể viết được cả một cuốn sách dày về họ.

Nhóm tác giả loạt bài "Đi về phía tâm dịch".

Nhóm tác giả loạt bài "Đi về phía tâm dịch".

 

Được hỏi về lý do chọn đề tài, nhà báo Nguyễn Thị Huyên cho biết: Sống, tác nghiệp ngay trong tâm dịch, chúng tôi cảm nhận được sâu sắc hơn cả những đóng góp của lực lượng tuyến đầu.

Họ không chỉ là các y bác sĩ ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu mà còn là những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi rời giảng đường “xách ba lô lên đường” chống dịch. Những sinh viên, học sinh ấy “gác bút nghiên”, rời xa vòng tay cha mẹ để đi về phía tâm dịch, chấp nhận những khó khăn, thử thách. 

Đặc biệt hơn, tình nguyện viên là hàng trăm, hàng nghìn nhà giáo. Bỏ lại giảng đường thân thuộc, bỏ lại những trang giáo án còn dang dở, họ lao vào tâm dịch bằng tất cả tình yêu thương. Người Bắc, người Nam nhưng họ có chung trái tim nghề giáo.

Hơn ai hết, các thầy cô giáo mang trên vai sứ mệnh cao cả trồng người, họ sẽ “trồng” thêm hàng triệu triệu tấm lòng nhân ái. Có thể thấy cùng với cả hệ thống chính trị, giáo dục chưa bao giờ “đứng ngoài” trong cuộc chiến chống Covid-19.

Xuất phát từ chính những cảm nhận chân thực và sự cảm phục, sự biết ơn từ trái tim của người làm báo mà chúng tôi quyết định viết loạt bài này.

Chúng tôi rất vui và hạnh phúc vì những suy nghĩ, cảm xúc, sự cảm phục, biết ơn của mình đã có thể chạm tới trái tim của bạn đọc, quý thầy cô và hội đồng giải. Qua cuộc thi, chúng tôi mong muốn tinh thần của bài viết sẽ được lan tỏa nhiều hơn nữa.

Đức Hạnh

report

Nhà báo Nguyễn Văn Quang - 4 lần đoạt giải cuộc thi: Giải thưởng là động lực, là niềm vui và nhắc nhớ trách nhiệm của người làm báo

Nhà báo Nguyễn Văn Quang.
Nhà báo Nguyễn Văn Quang.

Nhà báo Nguyễn Văn Quang hiện công tác tại Phòng Chuyên mục – Văn nghệ và Giải trí, Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng, chủ nhân Giải Nhất loại hình Phát thanh với Phóng sự nhiều kỳ: “Lịch sử và câu chuyện của ngày hôm nay”. Đây là lần thứ tư nhà báo Nguyễn Văn Quang vinh dự nhận giải của cuộc thi.

Tác phẩm “Lịch sử và câu chuyện của ngày hôm nay” là câu chuyện kể về một Làng nghề của đồng bào dân tộc Chu Ru (huyên Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng).

Làng nghề truyền thống ấy trong một thời gian dài không được nhắc tới khi nghề làm gốm truyền thống không còn là nguồn thu nhập của người dân.

Thế rồi năm học vừa qua, làng nghề được nhắc đến trong Đề tài: “Thực trạng nghề Gốm của người Chu Ru ở thôn Krăng Gọ và định hướng bảo tồn, phát huy trong thời gian tới”do một nhóm học sinh lớp 12, Trường THPT Pró đóng trên địa bàn thực hiện.

Sau đó, làng nghề đã được một số gia đình khôi phục, có thu nhập khá ổn định và được nhiều người nhớ đến. 

Từ câu chuyện đó, chúng ta hãy nhìn nhận lại cách dạy và học; hãy thương quý những giá trị văn hóa truyền thống; hãy trao truyền những tinh hoa của bao tộc người và hãy xem văn hóa là cốt lõi của sự phát triển.

Với nhà báo Nguyễn Văn Quang, giải thưởng là động lực, là niềm vui và thêm một lần nhắc nhớ trách nhiệm của một người làm báo đối với sự phát triển của giáo dục nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung.

Kim Thoa

report

Nhà báo Lê Thị Hương: Tham gia và giành Giải là một vinh dự lớn cho những phóng viên theo dõi mảng giáo dục

Nhà báo Lê Thị Hương bên bếp ăn của thầy A Phiên - Trường Dân tộc bán trú Tiểu học, THCS xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Nhà báo Lê Thị Hương bên bếp ăn của thầy A Phiên - Trường Dân tộc bán trú Tiểu học, THCS xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Phim tài liệu “Những bữa cơm hạnh phúc” là tác phẩm đoạt Giải Nhất loại hình Truyền hình, với mong ước giản dị cho học trò nghèo Tu Mơ Rông.

Đây là tác phẩm củanhóm tác giả: Lê Thị Hương, Nguyễn Phương, Hồ Nữ Thị, Nguyễn Đình Hoàn - Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam.

Thay mặt nhóm làm phim, nhà báo Lê Thị Hương cho biết: Qua tìm hiểu thông tin để làm phóng sự cho chương trình Truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân” năm 2020 với chủ đề Hạnh phúc, chúng tôi biết được câu chuyện các thầy cô góp tiền nấu cơm nuôi học trò... Các thầy cô thực sự cảm thấy hạnh phúc khi giúp được học sinh của mình... còn các em hạnh phúc khi được chăm sóc. Bởi vậy, chúng tôi bắt đầu xây dựng kịch bản để làm phim tài liệu này để trở lại với thầy trò Tu Mơ Rông...

Tham gia và dành Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" là một vinh dự lớn cho những phóng viên theo dõi mảng giáo dục. Chúng tôi rất hạnh phúc bởi giải thưởng đồng nghĩa rằng sẽ có thêm nhiều người biết đến câu chuyện này và một lần nữa nó lại được lan tỏa, đem lại cho các trẻ em nghèo Tu-mơ-rông thêm hi vọng mới. Chúng tôi mong, nhận được thật nhiều sự giúp đỡ, sự chia sẻ gửi đến cho các thầy cô và các học trò nghèo ở vùng đất này. Mong Giải sẽ tiếp tục là nơi giao lưu, ghi nhận đóng góp của truyền thông cho sự phát triển chung của ngành giáo dục.

Kim Thoa

report

Trao giải Đặc biệt

Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và ông Raymond Gordon, Hiệu trưởng Trường Đại học Anh quốc Việt Nam - trao Bằng khen, giấy chứng nhận và kỷ niệm chương cho nhóm tác giả.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 ảnh 42

 

Tác phẩm: Đi về phía tâm dịch

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Huyên, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Thị Thảo Anh, Hồ Anh Tú, Nguyễn Văn Thắng

Nơi xuất bản: Báo Lao Động

Loại hình báo Điện tử

Thanh Thủy

report

Trao giải Nhân vật tiêu biểu

Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao giải Nhân vật tiêu biểu.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 ảnh 43

 

1. Vợ chồng A Kâm: Nhân vật trong tác phẩm “Lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm”

Loại hình: Báo in

Nơi xuất bản: Báo Thanh Niên

2. Cô giáo Trương Thị Nhượng:Nhân vật trong loạt bài: “Người cố níu con chữ cho những đứa trẻ trên cao nguyên đá”

Loại hình: Báo Điện tử

Nơi xuất bản: Báo VietNamNet

3. Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam: Nhân vật trong tác phẩm "Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học"

Loại hình: Báo in

Nơi xuất bản: Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Thanh Thủy

report

Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam - nhân vật trong tác phẩm "Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học": Điều tôi mong muốn là làm sao để thay đổi giáo dục

Trong bối cảnh ngành giáo dục đổi mới mạnh mẽ, tuyến bài "Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học" của tác giả Thái Bá Dũng - hiện công tác tại Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh đã nêu bật sự bứt phá của các địa phương trong việc tìm hướng đưa chất lượng giáo dục vươn lên.

Sau khi ra trường, sinh viên loại giỏi sẽ được người của Sở trực tiếp mời nộp hồ sơ. Người đủ điều kiện sẽ được tuyển thẳng. Những sinh viên mọi miền Tổ quốc sẽ được tự do cạnh tranh thi tuyển viên chức giáo dục vào Quảng Nam, được thi và thể hiện năng lực. Người giỏi nhất sẽ được tự chọn trường để làm việc.

Chia sẻ về quyết sách này, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam - ông Hà Thanh Quốc cho biết, việc tuyển chọn giáo viên trong những kỳ thi viên chức là vô cùng quan trọng. Nhờ cách tuyển chọn công khai, minh bạch, kỳ thi tuyển giáo viên tại Quảng Nam đã dần lấy được niềm tin của thí sinh. Từ năm 2020 đến nay, số học sinh giỏi ghi danh vào hồ sơ ngành Sư phạm đã tăng đáng kể.

"Các đồng nghiệp cũng sẽ làm được, bởi đó không phải điều phi thường. Người đứng đầu cần công minh, chính trực, giữ tiếng thơm cho ngành giáo dục. Khi đó, sớm muộn, mình cũng sẽ có đội ngũ giáo viên giỏi. Điều tôi mong muốn là làm sao để thay đổi giáo dục. Để giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thì phải thu hút người giỏi trong ngành Sư phạm. Đó là động lực để thay đổi kinh tế chính trị xã hội", Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam nhấn mạnh.

Vân Huyền

report

Chuyện của Thầy giáo làng A Kâm - Nhân vật truyền cảm hứng

Được chọn là nhân vật truyền cảm hứng tại Lễ tổng kết và trao giải báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2021”, vợ chồng thầy A Kâm cho biết rất bất ngờ xen lẫn vui mừng. 

Ngày 12/11, thầy A Kâm ra Hà Nội tham gia Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Báo chí vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2021”. Với A Kâm đây là niềm vui và tự hào của người thầy chưa… chính danh. Nhưng hơn tất cả là được gặp gỡ với nhiều nhà giáo để học hỏi và chia sẻ niềm vui, trăn trở của nghề giáo và sự học nơi vùng khó.

Ngược dòng thời gian, năm 2014, A Kâm tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, anh kết duyên cùng Y Thoan cũng vừa tốt nghiệp chuyên ngành mầm non. Không xin được việc, nên vợ chồng anh trở về làng làm thuê kiếm sống.

Thấy những đứa trẻ trong làng ít quan tâm đến học hành, A Kâm liền nghĩ đến chuyện mở lớp. Anh gõ cửa từng nhà, nhưng dân làng rất dửng dưng, việc vận động học sinh đến lớp càng khó khăn.

A Kâm đi tìm lũ trẻ thuyết phục, nhưng chúng cũng không có hứng thú. Y Thoan bàn với chồng mua bánh kẹo dụ lũ trẻ đi học.

Ngày khai giảng đúng 5 giờ chiều, hơn 30 học sinh đem sách vở đến tập trung trước vuông sân nhà thầy A Kâm. Không diễn văn, không tiếng trống, chỉ có bánh kẹo và tiếng cười đùa - lớp học của vợ chồng thầy A Kâm bắt đầu như thế.

Căn nhà nhỏ hẹp không chứa nổi mấy chục con người nên phải chuyển ra sân. Thấy đi học vui hơn ở nhà, nhiều em bắt đầu tìm đến nhà thầy A Kâm theo học. Lớp học cứ thế đông dần, kéo dài đến tối mịt mới kết thúc.

Lớp học bắt đầu từ thứ hai đến thứ sáu, các môn học chủ yếu là toán, văn, tiếng Anh. Do ban ngày 2 vợ chồng mình phải đi làm rẫy nên chỉ tranh thủ dạy học từ khoảng 5 giờ đến 7 giờ tối, có hôm đến 9 giờ đêm.

Chất lượng học tập của các em được nâng cao, điểm 9, 10 xuất hiện ngày càng nhiều trong tập vở, lũ trẻ đã ý thức hơn trong việc học.

Sau 5 năm, vợ chồng A Kâm đã tổ chức giảng dạy cho hơn 300 lượt học sinh nghèo. Căn nhà A Kâm ở xã Đăk Rơ Wa (TP Kon Tum), cũng là lớp học của hơn 40 trẻ em.

“Lũ trẻ nhận thức được ý nghĩa của việc học không chỉ là tín hiệu vui mà còn làm tăng giá trị sống đối với một vùng đất còn nghèo nàn và lạc hậu như xã Đăk Rơ Wa. Khi các em có ý thức học tập, rồi đây cái đói cái nghèo, lạc hậu sẽ phải dần nhường chỗ cho sự phát triển”, thầy A Kâm cho biết.

Trần Hòa

report

Cô giáo Trương Thị Nhượng: Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 góp phần tôn vinh, đề cao sự nghiệp giáo dục

Cô giáo Trương Thị Nhượng.
Cô giáo Trương Thị Nhượng.

Cô giáo Trương Thị Nhượng - nhân vật tiêu biểu trong loạt bài: “Người cố níu con chữ cho những đứa trẻ trên cao nguyên đá” của Báo VietNamNet đến từ trường TH-THCS Tân Thành, Bắc Quang, Hà Giang chia sẻ:

"Đối với tôi cảm xúc hiện tại là rất hồi hộp và bất ngờ. Cách đây 3 hôm tôi nhận được thông tin từ ban tổ chức giải, tôi không nghĩ rằng bản thân lại được vinh dự nhận danh hiệu cao quý như vậy, thực sự không thể ngờ có ngày mình có thể ngồi ở đây như thế này.

Đến giờ phút này tôi đã 27 năm 6 tháng đứng trên bục giảng, trong gần 30 năm đứng lớp tôi chưa từng bao giờ được nhận hoa của học trò vào những ngày 20/11. Có lẽ đây là lần đầu tiên cũng là lần vinh dự nhất tôi được nhận hoa, nhận quà ý nghĩa như vậy. Vì các em học sinh ở vùng sâu vùng xa chưa hình dung ra ý nghĩa của ngày tri ân Nhà giáo.

Chia sẻ về Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021, cô  giáo Trương Thị Nhượng nói: "Giải năm nay được tổ chức vô cùng long trọng, góp phần tôn vinh, đề cao sự nghiệp giáo dục. Từ đó, chính bản thân chúng tôi cũng cảm thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa để có được vinh dự được tới Giải những năm sau".

Ngọc Bích

report

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chính thức phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2022

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn 

 

Phát biểu tại Lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn khẳng định vai trò quan trọng của báo chí và nhận định: thời gian qua, báo chí có nhiều hỗ trợ lớn lao, đồng hành với ngành Giáo dục trong sự nghiệp trồng người nói chung và thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 nói riêng.

Riêng với Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”, Thứ trưởng vui mừng khi ở mùa giải thứ 4 tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; cả những cây bút chuyên và không chuyên. Số lượng tác phẩm tham dự lớn là minh chứng rõ nét, cho thấy lĩnh vực giáo dục thực sự có sức hút và được dư luận xã hội hết sức quan tâm.

Video: Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chính thức phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2022. 

 

Thay mặt Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng gửi lời cảm ơn trân trọng đến các cơ quan thông tin báo chí; các phóng viên, các nhà báo, các tác giả đã nhiệt tình tham gia Giải; cảm ơn Ban giám khảo Cuộc thi về sự chuyên nghiệp, công tâm, khách quan và cả sự tận tụy trong công việc. Thứ trưởng đồng thời gửi lời chúc mừng đến các tác giả có tác phẩm xuất sắc đạt giải năm nay

Giải thưởng báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” đã trở thành sự kiện thường niên, là sân chơi bổ ích cho những người làm báo viết về giáo dục. Thứ trưởng đề nghị Ban Tổ chức giải tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới để việc tổ chức giải thưởng ngày càng theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, uy tín, có sức lan tỏa; thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của các cơ quan báo chí; sự tham gia đông đảo của các phóng viên báo chí trong cả nước; ghi nhận và vinh danh xứng đáng sự nỗ lực tìm tòi, công sức, cống hiến của mỗi người làm báo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Tại lễ trao Giải hôm nay, Thứ trưởng chính thức phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2022. Mong rằng, Giải sẽ nhận được sự quan tâm tham gia nhiều hơn nữa của các tác giả chuyên và không chuyên trên cả nước.

Nguyễn Nhung

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.