Mong muốn truyền tải câu chuyện đẹp về "tinh thần sự học" của người miền Tây

GD&TĐ - Thông qua tác phẩm tham dự Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam, phóng viên Lưu Thu Thảo, Đài PT&TH Hậu Giang muốn truyền tải thật nhiều câu chuyện đẹp về "tinh thần sự học" của người miền Tây.

Nhà báo Lưu Thu Thảo chụp ảnh lưu niệm cùng các em học sinh người dân tộc ở Sóc Trăng (NVCC).
Nhà báo Lưu Thu Thảo chụp ảnh lưu niệm cùng các em học sinh người dân tộc ở Sóc Trăng (NVCC).

3 năm liền tham gia cuộc thi và vinh dự đều đạt giải thưởng “Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”, phóng viên Lưu Thu Thảo chia sẻ rằng điều này tạo động lực giúp chị viết tốt hơn, để có thể truyền tải đến quý khán giả nhiều câu chuyện đẹp, gieo thêm niềm tin và cổ vũ cho tinh thần hiếu học ở vùng ĐBSCL.

Chia sẻ về tác phẩm “Ba Điều Ước” tham gia dự thi năm nay, Thảo cho biết  cơ duyên đến từ việc tham dự chương trình học bổng ADC - mang đến sự tốt lành, một hành trình đi qua 6 tỉnh ở phía Nam Sông Hậu.

Đến với vùng Đất Tri Tôn (tỉnh An Giang), Thảo phát hiện hai đứa trẻ mồ côi cha lẫn mẹ, sống lênh đênh theo sông nước cùng ông bà ngoại. Các em là thế hệ con em di dân từ biển hồ Cam-pu-chia về vùng núi đá Tri Tôn sinh sống.

Ngày ngày cuộc sống trôi nổi trên sông, các em lấy niềm vui học tập làm động lực phấn đấu. Mỗi lúc buồn hai các emthường ngồi kể nhau nghe những câu chuyện cổ tích thần tiên, rồi từ trong câu chuyện thần tiên ấy các em ước mình được lên bờ như bao đứa trẻ cùng trang lứa.

Hình ảnh phóng viên Lưu Thu Thảo trong một lần đi tác nghiệp (NVCC).
Hình ảnh phóng viên Lưu Thu Thảo trong một lần đi tác nghiệp (NVCC).

Trong hoàn cảnh khó nhọc, thiếu thốn vật chất lẫn tình thường cha mẹ, các em vẫn lạc quan và cắp sách đến trường…

Từ câu chuyện hoàn cảnh ấy, Thảo đã viết lên tác phẩm “Ba điều ước” của hai đứa trẻ mồ côi. Chương trình cũng đã trao tặng cho hai em một khoản tiền. Bên cạnh đó các nhà hảo tâm còn giúp đỡ nuôi hai em học đến hết lớp 12.

Đã hơn 5 năm  gắn bó với nghề báo, ngòi bút trẻ Lưu Thu Thảo đến với lĩnh vực giáo dục như một cái duyên và trong cái duyên đó đã giúp Thảo học hỏi, trưởng thành từ những trải nghiệm về chuyện đời, chuyện thầy và trò.

Thảo tâm sự vào năm 2018, chị được lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang phân công biên tập chương trình học bổng Hoa Lúa, được là xem là chương trình nòng cốt của Đài.

Phóng viên Lưu Thu Thảo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang (NVCC).
Phóng viên Lưu Thu Thảo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang (NVCC).

Trong suốt hơn 2 năm gắn bó với chương trình, rong ruổi khắp các tỉnh Miền tây, Thảo đã chứng kiến biết bao câu chuyện hiếu học của học trò nghèo. Mỗi một nhân vật lên sóng là một câu chuyện đong đầy nước mắt về ý chí và nghị lực vươn lên hoàn cảnh, quyết chí học hành dùng con chữ thay đổi cuộc đời.

“Cũng chính vì vậy, mà 3 lần đến với Giải Báo chí vì sự nghiệp Giáo dục tôi luôn lựa chọn tuyến nhân vật là các em học sinh nghèo, vượt khó học giỏi để tham gia dự thi.

Tôi mong muốn thông qua các tác phẩm của mình, truyền tải thật nhiều câu chuyện đẹp về "tinh thần sự học" của người miền Tây. Dù có nghèo tiền nghèo bạc nhưng chúng tôi không thể nghèo về tri thức”, Thảo cho biết.

Lưu Thu Thảo đánh giá cao Giải Báo chí vì sự nghiệp Giáo dục, vì chương trình nêu cao vai trò báo chí ở lĩnh vực này tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Theo Thảo, giải đã tạo hiệu ứng tích cực khi kịp thời phát hiện và tôn vinh những tấm gương điển hình trong lĩnh vực giáo dục, qua đó giúp Ngành Giáo dục có cái nhìn tổng quát, kịp thời đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp tình hình thực tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Yêu chay” không có nghĩa là mối quan hệ thiếu tình yêu. (Ảnh: ITN)

Vì sao 'yêu chay' ngày càng phổ biến?

GD&TĐ - Có tới 40 triệu người Mỹ đang trong các mối quan hệ lãng mạn không quan hệ tình dục. Đáng nói,phần lớn những người này hoàn toàn hài lòng với điều đó.