“Thắp ước mơ nơi rừng thẳm” - tác phẩm truyền cảm hứng mang đậm tình người

GD&TĐ - Thông qua tác phẩm phẩm “Thắp ước mơ nơi rừng thẳm” hình ảnh những người thầy, người cô tinh thần nhiệt huyết, dành cả tuổi thanh xuân để mang con chữ đến cho học trò nghèo đã khiến không ít người cảm động.

Tác giả Nguyễn Thị Thảo, Báo Tiền Phong, chủ nhân tác phẩm “Thắp ước mơ nơi rừng thẳm”, đã đoạt giải tại Giải Báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục năm 2021.

Với tác phẩm “Thắp ước mơ nơi rừng thẳm”, tác giả Nguyễn Thị Thảo muốn khắc họa đậm nét hình ảnh những người thầy, người cô với tinh thần nhiệt huyết, họ đã dành cả tuổi thanh xuân để mang con chữ đến cho học trò nghèo.

Tình cảm thầy trò nơi chốn thâm sơn

Tác phẩm “Thắp ước mơ nơi rừng thẳm” chia sẻ về tuổi thơ những đứa trẻ bị núi rừng đánh cắp bởi nỗi vất vả, nhọc nhằn và hơn nữa là cuốn theo vòng mưu sinh của gia đình khó khăn, nên giấc mơ của các em cũng trở nên giản dị, mộc mạc hơn bao giờ hết.

Các em chỉ mong tiếp tục được đi học, để thoát khỏi nghèo đói bủa vây trong nếp nhà sàn bao đời nay, và sâu xa hơn giúp các em xóa bỏ đi những tư tưởng đã ăn sâu trong tiềm thức để buôn làng mình ngày càng khởi sắc, tốt đẹp hơn.

Các em học sinh học sinh ở điểm trường A Lao.
Các em học sinh học sinh ở điểm trường A Lao.

Đặc biệt thông qua tác phẩm phẩm “Thắp ước mơ nơi rừng thẳm”, hình ảnh những người thầy, người cô tinh thần nhiệt huyết, dành cả tuổi thanh xuân để mang con chữ đến cho học trò nghèo nơi đây đã khiến không ít người cảm động.

Dưới cái lạnh của miền sơn cước, những nắm xôi được các giáo viên dậy sớm nấu vội vừa ăn sáng và gói lên phát cho học sinh càng làm ấm thêm tình cảm thầy trò nơi chốn thâm sơn. Những nẻo đường lạ thành quen, những điểm trường lẻ xa xôi trở nên thân thuộc. Bàn chân thầy, cô đi khắp từng nhà dân, lên từng vạt rẫy đưa học sinh đến trường.

Với tâm niệm sống chân thành, tình cảm, mỗi sáng thức dậy, các cô tại điểm trường lại gác hết những công việc gia đình để tiếp tục sự nghiệp cõng chữ lên non. Cứ thế, mỗi năm học đến, cánh cổng điểm trường lẻ được mở đón học trò. Những đứa trẻ từ nương rẫy trở về, ríu rít gọi nhau đến lớp.

Thầy Mai Văn Chuyền là người gieo mầm văn hóa đọc cho học sinh vùng sâu.
Thầy Mai Văn Chuyền là người gieo mầm văn hóa đọc cho học sinh vùng sâu.

Mong muốn lan tỏa ý chí, nghị lực của những người thầy, người cô

Nói về giải thưởng mình đạt được trong năm nay, tác giả Nguyễn Thị Thảo cho biết Giải Báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục năm 2021 có ý nghĩa xã hội vô cùng nhân văn và sâu sắc.

Điều đó thể hiện qua việc đồng hành trong công cuộc đổi mới sáng tạo dạy và học của ngành giáo dục trên phạm vi cả nước. Từ đó góp phần tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.

Đồng thời tác giả Nguyễn Thị Thảo mong muốn được lan tỏa ý chí, nghị lực của những người thầy, người cô ngày đêm miệt mài mang tri thức truyền thụ cho thế hệ trẻ.

Dù cho cuộc sống còn bao bộn bề khó khăn, nhưng người dân trên đỉnh đồi sỏi đá khô cằn này, họ sống bằng một tình cảm chân thành. Bởi ở những miền đất tưởng chừng như không thể nơi nào khắc nghiệt hơn, vẫn từng ngày vang lên những thanh âm đánh vần con chữ. Mỗi nét hằn trên bảng lóe sáng một ước mơ, xua sương giăng mờ núi thẳm. Đó là ước mơ đến trường của những em nhỏ vùng sâu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ