Lắng nghe học sinh nói

GD&TĐ - Các nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động khảo sát ý kiến, diễn đàn để các em bày tỏ suy nghĩ, hiểu biết, sẻ chia...

Cô Ngô Hồng Giang (hàng 1 thứ 3 từ phải sang) - Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) cùng học trò. Ảnh: NTCC
Cô Ngô Hồng Giang (hàng 1 thứ 3 từ phải sang) - Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) cùng học trò. Ảnh: NTCC

Để lắng nghe tâm tư, quan điểm của học sinh trong quá trình học tập, sinh hoạt, các nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động khảo sát ý kiến, diễn đàn để các em bày tỏ suy nghĩ, hiểu biết, sẻ chia...

Tạo cơ hội bày tỏ

Trước mỗi bài học mới, Nông Thị Trang - học sinh khối 10, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn (TP Lạng Sơn, Lạng Sơn) đều tranh thủ nghiên cứu, tìm tài liệu ngoài sách giáo khoa để bổ sung thêm kiến thức. Từ đó, Trang hiểu sâu hơn và tự tin phát biểu, chia sẻ hiểu biết của mình về bài học cùng thầy cô, bạn bè.

Trang cho biết: “Từ đầu năm học, các thầy cô đã hướng dẫn chúng em phương pháp, cách chuẩn bị và tự nghiên cứu bài trước khi lên lớp. Như vậy, học sinh nào cũng có thể nắm kiến thức cơ bản, hiểu kỹ và tương tác bài nhiều hơn tại lớp. Đồng thời trong mỗi tiết học, thầy cô dành thời lượng nhất định để học trò chia sẻ hiểu biết, cảm nghĩ; từ những ý kiến đó, tổng hợp, đánh giá và đưa ra kết luận chung. Với phương pháp này, các tiết học của lớp luôn sôi nổi và hào hứng”.

Tương tự, em Nguyễn Tuấn Anh - học sinh khối 11, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), chia sẻ: “Từ khi vào THPT, học theo chương trình mới, em thấy thoải mái phát biểu ý kiến xây dựng bài hơn vì được thầy cô động viên nói lên quan điểm, chính kiến của mình. Ngoài ra, chúng em được khuyến khích đặt câu hỏi ngay trên lớp nếu chưa hiểu bài. Các thầy cô luôn lắng nghe và giải đáp tận tình, hỗ trợ để việc tiếp thu bài học hiệu quả nhất”.

Theo Tuấn Anh, khi học Chương trình GDPT 2018, học sinh phải làm chủ việc học tập hơn so với chương trình cũ. Các em làm việc theo nhóm, dự án, tự thiết kế sản phẩm, chuẩn bị nội dung bài học trước khi lên lớp. Điều này góp phần tăng khả năng tự chủ, tự học và tinh thần tự tin, mạnh dạn nắm bắt kiến thức.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề trên, ông Ngô Văn Hiền - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Văn Quan (Lạng Sơn) cho hay: “Để môi trường học đường an toàn, văn minh, học sinh phát huy năng lực, sở trường, chúng tôi yêu cầu các trường mở rộng môi trường dân chủ, lắng nghe những điều học sinh muốn nói và làm.

Theo đó đầu năm học, phòng GD&ĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực; đa dạng hóa hình thức giáo dục, đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm, giáo dục STEM, nghiên cứu khoa học… từ đó phát triển phẩm chất, năng lực sở trường học sinh”.

Cùng đó, Phòng GD&ĐT Văn Quan chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức ngoại khoá, hội thảo về phương pháp học; diễn đàn chia sẻ thuận lợi, khó khăn và cách ứng xử, xử lý trong quá trình học tập và cuộc sống… giúp học sinh phát huy tiếng nói dân chủ trong nhà trường.

“Đối với hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp theo Chương trình GDPT 2018 và môn Giáo dục công dân lớp 9…, quá trình dạy học giáo viên phải thường xuyên tâm sự, chia sẻ tương ứng với chủ đề gia đình, nhà trường, thầy cô, xã hội… để học sinh đưa ra cách xử lý tình huống mà bản thân đã, đang và sẽ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày”, ông Ngô Văn Hiền nói.

Cô Nguyễn Thị Kiều Hoa - Hiệu trưởng Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An (TP Vinh, Nghệ An) trao đổi cùng học trò. Ảnh Ngô Chuyên.

Cô Nguyễn Thị Kiều Hoa - Hiệu trưởng Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An (TP Vinh, Nghệ An) trao đổi cùng học trò. Ảnh Ngô Chuyên.

Lắng nghe ý kiến học trò

Tại Trường THCS Ngọc Lâm (quận Long Biên, Hà Nội), để phát huy tiếng nói của học sinh, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động: Cho học sinh nghiên cứu bài học dưới sự hướng dẫn của thầy cô; khuyến khích tham gia dự án giáo dục nhỏ. Từ đó, các em đưa ra quan điểm, hiểu biết, suy nghĩ ngay trong tiết học hoặc hoạt động; giáo viên là người tổng hợp ý kiến đánh giá, đưa ra kết luận.

“Chúng tôi nhấn mạnh với giáo viên quá trình dạy học không gò ép theo khuôn mẫu. Thầy cô cần lắng nghe tất cả ý kiến của học trò. Đa dạng hoá tiết học, hoạt động giáo dục để các em khám phá kiến thức, lấy người học làm trung tâm…

Như vậy sẽ phát huy được dân chủ, chất lượng giáo dục nâng lên, các em cảm thấy thoải mái trong quá trình học tập. Giáo viên giảng dạy cũng thêm hiểu học sinh có điểm mạnh, yếu nào để thúc đẩy hoặc tìm phương án điều chỉnh hợp lý”, cô Ngô Hồng Giang - Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Lâm nói.

Ngoài tạo môi trường học tập thân thiện cho học trò, Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An (TP Vinh, Nghệ An) cũng đặc biệt quan tâm, lắng nghe ý kiến học sinh để tìm ra phương pháp giáo dục hiệu quả, giúp các em phát triển thế mạnh bản thân.

Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kiều Hoa chia sẻ: “Với đặc thù trường dân tộc nội trú, học sinh học tập, sinh hoạt tại trường, để thấu hiểu các em, ban giám hiệu, giáo viên luôn tạo không khí đối thoại cởi mở, dân chủ giữa thầy cô với học trò; học trò với học trò”.

Đồng thời, nhà trường sử dụng nhiều phương pháp nhằm lắng nghe ý kiến học sinh như: Vấn đáp (hỏi và trả lời trực tiếp) trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, trong lớp, hoạt động ngoại khoá; tổ chức lấy ý kiến qua phiếu khảo sát để nắm bắt thông tin, nguyện vọng; lắng nghe góp ý của học sinh qua các diễn đàn để đối thoại, trao đổi, tranh luận; lập hòm thư xây dựng ý kiến...

“Đặc biệt, qua các dự án học tập tạo cơ hội để học sinh tự thiết kế sản phẩm, trình bày quan điểm, suy nghĩ. Thậm chí, tăng cường “kênh” của tổ chức Đoàn, bộ phận nội trú, giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ huynh để tìm hiểu, thu thập nguyện vọng học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi nắm khá rõ tâm tư, nguyện vọng, biết các em đang khó khăn ở đâu, cần hỗ trợ gì.

Học trò khi được lắng nghe ý kiến, quan điểm sẽ thấy được tôn trọng, từ đó khích lệ tinh thần tự học, nghiên cứu bài; các hoạt động giáo dục hiệu quả và đạt chất lượng như kỳ vọng”, cô Nguyễn Thị Kiều Hoa nói.

“Hiện 100% trường học ở huyện Văn Quan (Lạng Sơn) có phòng tư vấn tâm lý học đường, thành lập ban tư vấn tâm lý để học sinh được phát huy tiếng nói dân chủ khi có tâm tư, áp lực từ học tập, cách ứng xử thiếu tôn trọng của bạn bè, thầy cô...”, ông Ngô Văn Hiền - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Văn Quan cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.