Lan tỏa ý nghĩa Tết cổ truyền xưa và nay từ ngày hội 'Tết sẻ chia'

GD&TĐ - Thông qua chương trình "Tết sẻ chia", các em học sinh được cảm nhận về ý nghĩa phong tục đón Tết xưa và nay của dân tộc. 

Chương trình "Tết sẻ chia" năm 2023 của Trường Lương Thế Vinh đã thu hút hàng nghìn học sinh, phụ huynh tham gia.
Chương trình "Tết sẻ chia" năm 2023 của Trường Lương Thế Vinh đã thu hút hàng nghìn học sinh, phụ huynh tham gia.

Ngày 7/1, Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh cơ sở Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Tết sẻ chia năm 2023". Đây là hoạt động thường niên của nhà trường nhằm tạo sân chơi lành mạnh và giáo dục giá trị truyền thống của dân tộc ta tới các em học sinh.

Cô Văn Thùy Dương - Phó Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp hướng dẫn và gói bánh chưng cùng học sinh tại ngày hội.

Cô Văn Thùy Dương - Phó Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp hướng dẫn và gói bánh chưng cùng học sinh tại ngày hội.

Cô Văn Thùy Dương - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, "Tết sẻ chia" những năm đầu chỉ đơn thuần tổ chức chuỗi các hoạt động truyền thống của ngày Tết như gói, luộc và trông bánh chưng; hội chợ ẩm thực xưa và nay; hội khoẻ phù đổng... Đến nay, chuỗi hoạt động ngày Tết đã được mở thêm hội chợ giải trí dân gian gồm nhiều trò chơi cũng như các hoạt động trải nghiệm: Đập niêu, làm tranh Đông Hồ, làm lì xì, làm cào cào lá dừa, xin chữ đầu năm...

"Tết sẻ chia còn là hoạt động giáo dục, khuyến khích các em học sinh phát huy tinh thần tương thân tương ái, chia ngọt sẻ bùi với những người có hoàn cảnh khó khăn. Một trong những việc thiết thực nhất là chia sẻ những chiếc bánh yêu thương mình tỉ mỉ gói được, cùng có một cái Tết ấm lòng trọn vẹn. Đây cũng là thời gian để cha mẹ, học sinh và thầy cô được hiểu, chia sẻ và thấu hiểu con cũng như quan điểm giáo dục của nhà trường đối với học sinh" - cô Văn Thùy Dương nói.

Từng chiếc bánh chưng luôn chan chứa tình cảm yêu thương của thầy trò, phụ huynh nhà trường tới trẻ vùng cao và những mảnh đời còn khó khăn.

Từng chiếc bánh chưng luôn chan chứa tình cảm yêu thương của thầy trò, phụ huynh nhà trường tới trẻ vùng cao và những mảnh đời còn khó khăn.

Cũng theo lãnh đạo Trường Lương Thế Vinh, chương trình "Tết sẻ chia" lần đầu tiên được tổ chức là vào dịp Tết Nguyên đán năm học 2013-2014. Tính đến năm học 2022 - 2023 là vừa tròn 10 năm nhà trường duy trì hoạt động này nhằm tôn vinh nét đẹp Tết cổ truyền, gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá mang bản sắc của Việt Nam.

Đại diện nhà trường cũng cho hay, đây là hoạt động dành cho cả hai khối THCS&THPT với tổng số khoảng 4.000 học sinh ở cả cơ sở Cầu Giấy và Thanh Trì. Đặc biệt, hoạt động này có sự tham gia của đông đảo phụ huynh, giáo viên và học sinh.

Học sinh được tham gia các khâu làm bánh chưng ngay tại sân trường.

Học sinh được tham gia các khâu làm bánh chưng ngay tại sân trường.

Mỗi lớp sẽ đóng góp nguyên liệu để gói bánh chưng. Số lượng bánh chưng cần để đưa đi từ thiện hàng năm sẽ được nhà trường thống kê từ trước sự kiện để chuẩn bị nguyên liệu, phần chi phí dư sẽ quy đổi sang những đồ vật cần thiết khác như chăn bông, tất, găng tay, mũ và áo cho các em bé vùng cao, những mảnh đời kém may mắn tại những bệnh viện nhi hoạt động xuyên Tết, những số phận không nơi nương tựa lang thang trong nội thành Hà Nội...

Trước đó, ngày 15/9/2018, điểm trường Mầm non Nà Ngao - ngôi trường khó khăn nhất ở xã Đồng Tâm (Bắc Quang, Hà Giang) đã được khánh thành. Ngôi trường đã giúp hơn 50 học sinh ở đây có chỗ học kiên cố, thay cho lớp học bị đổ sập trước đó. Đây là di nguyện cuối đời của cố Nhà giáo Văn Như Cương. Ông mong muốn sau khi qua đời, gia đình không tổ chức tang lễ lãng phí và dùng số tiền phúng viếng để xây dựng điểm trường Mầm non Nà Ngao. Phần còn lại sẽ được đưa vào quỹ tình thương của nhà trường để tiếp tục hỗ trợ các mảnh đời kém may mắn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.

Công ty quà tặng doanh nghiệp grand cru