Lần đầu tiên tìm thấy bụi sao chổi trên Trái đất

Các hạt bụi sao chổi hiếm thấy vừa được khám phá dưới lớp băng tuyết vùng Nam Cực, được bảo quản khá cẩn thận.

Lần đầu tiên tìm thấy bụi sao chổi trên Trái đất
Một mẫu vật có tên gọi là “hạt xốp chondritic”(chondritic porous) và các hạt bụi sao chổi (vốn chỉ tìm thấy ở tầng bình lưu) vừa được các nhà khoa học tìm thấy dưới lớp băng Nam Cực.
Hình ảnh kính hiển vi soi các hạt được tìm thấy trong các lớp băng Nam Cực, được phát hiện có chứa cùng các khoáng chất, các hợp chất kim loại và có cấu trúc giống như trong bụi sao chổi.
Hình ảnh kính hiển vi soi các hạt được tìm thấy trong các lớp băng Nam Cực, được phát hiện có chứa cùng các khoáng chất, các hợp chất kim loại và có cấu trúc giống như trong bụi sao chổi.
Các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu Hawaii và các nhà hành tinh học của Đại học Hawaii phát hiện mẫu vật được chôn vùi trong băng và tuyết Nam Cực. Theo các nhà khoa học, đây là lần đầu vật thể hiếm như vậy được tìm thấy trên bề mặt Trái đất. Phát hiện cung cấp nhiều manh mối quan trọng về sự hình thành, cấu tạo của hệ Mặt trời .
Nhà khoa học John Bradley cho biết: “Đa phần các hạt bụi sao chổi đi vào Trái đất đều bị khí quyển đốt cháy, chỉ còn lại một phần các hạt nhỏ được giữ lại ở tầng bình lưu, trước đây giới khoa học chưa từng phát hiện sự xuất hiện của bụi sao chổi trên bề mặt Trái đất, đây là lần đầu tiên”.
Những hạt bụi sao chổi siêu nhỏ vốn không được cho rằng có thể tồn tại trong môi trường Trái đất, nhưng chính nhiệt độ lạnh ở Nam Cực đã giữ bụi trong lớp băng cổ đại, giúp bảo vệ chúng khỏi môi trường.
Những hạt bụi sao chổi siêu nhỏ vốn không được cho rằng có thể tồn tại trong môi trường Trái đất, nhưng chính nhiệt độ lạnh ở Nam Cực đã giữ bụi trong lớp băng cổ đại, giúp bảo vệ chúng khỏi môi trường.
Để thu thập các mẫu vật bụi sao chổi cực nhỏ, các nhà khoa học phải sử dụng những tấm mặt phẳng được phủ dầu silicon, có cơ chế hoạt động tương tự như các tấm keo bẫy ruồi. Đây là cách thu thập có khả năng thực thi cao nhất, do kích thước bụi nhỏ nên khả năng thu thập khá khó khăn, đặc biệt là việc sử dụng giấy thấm dầu khiến các hạt có thể bị nhiễm bẩn, việc kiểm tra và phân tích cũng bị hạn chế.
Được biết, mẫu vật bụi sao chổi các nhà khoa học vừa thu thập còn nguyên sơ. Những vật thể mỏng manh được bảo quản không chỉ trong tuyết mà còn ở trong băng.
Nghiên cứu kể trên bắt đầu từ năm 2000, các nhà khoa học thu thập băng và tuyết từ 2 địa điểm khác nhau ở Nam Cực, làm tan chảy băng và lọc nước, thu thập được hơn 3000 micrometeorites (các hạt nhỏ li ti từ không gian mà có đường kính là 10 microns hoặc lớn hơn). Sau đó, giới chuyên môn phân tích từng micrometeorites trong vòng 5 năm và thu được 40 hạt có đặc điểm của bụi sao chổi giống như trên tầng bình lưu.
Các nhà khoa học hiện đang phân tích chi tiết hơn về các thành phần hữu cơ có trong hạt.
Theo Kiến thức

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ