Làm toán lượng giác và cách vượt qua trở ngại tâm lý

GD&TĐ - Trong quá trình giải bài tập lượng giác, nhiều học sinh dù tin tưởng mình đã nắm vững kiến thức cơ bản, đã hiểu được bài học, nhưng khi đứng trước một bài toán cụ thể lại hoặc không tìm ra được lời giải, hoặc lời giải còn nhiều thiếu sót, hoặc quá rườm rà, khó hiểu.

Làm toán lượng giác và cách vượt qua trở ngại tâm lý

Tránh cứng nhắc trong tư duy

Cô Lưu Thị Thu - Giáo viên Trường THPT Yên Mỹ (Hưng Yên) - cho rằng, mặc dù, việc tìm lời giải của bài toán không có gì khó khăn và lời giải lại rất ngắn gọn, dễ hiểu. 

Sở dĩ như vậy vì tư duy của các em còn cứng nhắc, bảo thủ không có khả năng vận dụng linh hoạt tri thức đã học vào giải quyết hợp lý các tình huống.

Hầu như rất ít học sinh có thói quen nghiên cứu lại bài toán khi đã tìm được lời giải, đa số các em đều bằng lòng với kết quả tìm được. Ngay cả đối với học sinh giỏi, sau khi tìm được lời giải và trình bày sáng sủa lý luận của mình cũng đều có xu hướng gấp sách lại và làm việc khác. Vì vậy các em đã bỏ lỡ những cơ hội tốt cho việc học hỏi.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng chủ yếu do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Do không tạo được thói quen cần phải phân tích kỹ đặc điểm bài toán từ đó huy động lựa chọn phương pháp tiếp cận bài toán phù hợp.

Thông thường khi gặp một bài toán nào đó các em đều bắt tay ngay vào thử áp dụng một phương pháp đã biết mà không tìm hiểu xem bài toán ban đầu có phù hợp với phương pháp đã biết hay không, không tích cực suy nghĩ biến đổi bài toán về những bài toán đã biết cách giải.

Thứ hai: Do vốn kinh nghiệm của các em còn hạn chế, không nắm bắt được nhiều phương pháp giải bài toán, do đó không có khả năng biến đổi bài toán đưa về tình huống quen thuộc đã biết.

Hầu như rất ít học sinh có thói quen nghiên cứu lại bài toán khi đã tìm được lời giải, đa số các em đều bằng lòng với kết quả tìm được. 

Ngay cả đối với học sinh giỏi, sau khi tìm được lời giải và trình bày sáng sủa lý luận của mình cũng đều có xu hướng gấp sách lại và làm việc khác. Vì vậy các em đã bỏ lỡ những cơ hội tốt cho việc học hỏi.

Thứ 3: Do tư duy của chúng ta mang tính phương hướng. Một loại tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp được luyện tập nhiều lần, lặp lại, gây ấn tượng sâu rồi trở thành thói quen. 

Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của thói quen tâm lý khi giải bài tập lượng giác chính là góp phần bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. Việc làm đó đòi hỏi:

Thứ nhất: Khi dạy học áp dụng định lý, công thức lượng giác hoặc tri thức phương pháp thầy giáo cần chỉ rõ điều kiện áp dụng, các tình huống áp dụng tri thức đó vào các ví dụ, đầy đủ nội dung, đa dạng hình thức bao gồm các trường hợp tiêu biểu nhất được sắp xếp phù hợp với nhận thức của học sinh:

Thứ 2 : Giáo viên cần khai thác triệt để tri thức cần truyền thụ cho học sinh đặc biệt là tri thức phương pháp và tạo được cơ hội áp dụng tri thức đó. Một mặt khắc sâu giá trị nội dung cần học , mặt khác cung cấp phương pháp tiếp cận bài toán.

Thứ ba : Việc khắc phục thói quen tâm lí trong giải bài tập lượng giác đòi hỏi khi dạy học giải bài tập lượng giác giáo viên hướng dẫn học sinh có thói quen tìm hiểu đầu bài một cách sáng tạo, không nóng vội đi vào từng yếu tố cụ thể mà phải có cách nhìn tổng quát tỉ mỉ tìm ra đặc điểm riêng của bài toán. Cách giải hay của mỗi bài toán khó đều bắt nguồn từ việc nắm vững đặc điểm riêng ẩn sâu của bài toán .

Trong nội dung tìm hiểu đề toán cần hướng dẫn học sinh phát biểu lại bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tức là biến đổi bài toán thành nhiều bài toán tương đương, phiên dịch bài toán về ngôn ngữ mình quen thuộc.

Làm như vậy giúp ta xác định được phạm vi dự đoán lời giải bài toán, học sinh được vận dụng tri thức linh hoạt sẽ khắc phục được ảnh hưởng tiêu cực của thói quen tâm lí.

Khai thác bài toán, tìm cách giải mới

Khai thác bài toán, theo cô Thu, là một trong những nội dung quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh giải toán, là phần không thể thiếu trong việc hướng dẫn học sinh học toán. Dạy toán là dạy học sinh cách làm toán, đầu tiên là học giải toán.

Để khắc phục ảnh hưởng của thói quen tâm lý đòi hỏi khi tìm lời giải bài toán, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh dự đoán được phương pháp giải, có thể áp dụng để giải bài toán này.

Đặc biệt chú ý đến việc sử dụng phương pháp suy luận có lý vào tìm lời giải bài toán. Vì vậy nó tăng thêm đặc điểm riêng của bài toán, các bài toán ít lệ thuộc vào nhau hơn. Việc giải các bài toán này góp phần tăng hứng thú khi giải bài toán.

Ngoài ra, giáo viên cần biết lựa chọn hệ thống bài tập đa dạng cả về nội dung vàphương pháp, chú ý tới tư duy linh hoạt, sáng tạo. Việc coi trọng mọi bước giải của bài toán cũng góp phần không nhỏ trong việc khắc phục ảnh hưởng của thói quen này.

(còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ