Cây son môi hay còn gọi là kim ngư, cây môi Son, lan môi son, lan son môi, cây hoa son môi. Cây son môi là một loại dây leo nhiệt đới ẩm, cây mọc buông rũ và ra hoa dài. Hoa son môi hình ống với các thùy trên ngắn hơn thùy dưới. Hoa có màu đỏ tươi với cuống màu sẫm, hình dáng như thỏi son môi của các cô gái.
Mặc dù cây son môi có đặc điểm là hương hơi nồng nhưng hình dáng và sắc hoa độc đáo nên nhìn rất ấn tượng để làm món quà tặng ý nghĩa mọi người dành cho nhau trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. Vậy làm thế nào để có kỹ thuật trồng cây son môi và cách chăm sóc cho hoa nở như ý muốn trong dịp Tết là điều ai cũng mong muốn khi sở hữu chậu cây này.
Cây son môi hay còn gọi là lan son môi có hình dáng độc đáo. Ảnh minh họa
Yêu cầu về đất trồng
Cây hoa son môi phát triển tốt trong môi trường đất rừng ẩm ướt và thông thoáng, do đó đất trồng tốt nhất là hỗn hợp gồm đất thịt và các chất hữu cơ như xơ dừa, vỏ trấu… có thể lót xỉ than hoặc than củi dưới đáy chậu để tăng thêm sự thoát nước cho cây.
Ánh sáng và nhiệt độ
Chọn một chỗ cạnh cửa sổ phía Nam hoặc phía Tây để đặt chậu treo hoa son môi là thích hợp nhất bởi cây không cần ánh nắng mặt trời trực tiếp nhưng vẫn phải đảm bảo có ánh nắng gián tiếp. Giữ nhiệt độ phòng vào khoang 25 – 30 độ để cây phát triển và ra hoa, không treo cây hoa son môi gần lò sưởi hoặc điều hòa không khí, cửa ra vào.
Chọn chậu treo cây son môi
Trồng cây son môi có thể dùng nhiều loại chậu treo khác nhau như: chậu nhựa, chậu đất nung, vỏ trái dừa…Nhưng nên dùng chậu đất nung để có nhiều lỗ thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu phụ thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng.
Kỹ thuật trồng cây son môi
Cây son môi cần ánh sáng mặt trời đã được che bớt và cần độ ẩm đầy đủ. Có thể trồng cây lan son môi bằng cách cắt các đoạn trích và ngâm trong nước. Cây thích hợp trồng nơi có nhiều bóng râm: văn phòng, spa, nhà hàng, trong nhà…
Trồng cây son môi có thể dùng nhiều loại chậu treo khác nhau như: chậu nhựa, chậu đất nung, vỏ trái dừa…Nhưng nên dùng chậu đất nung để có nhiều lỗ thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu phụ thuộc vào độ lớn của nhánh cây định trồng.
Kỹ thuật trồng cây son môi bằng cách cắt các đoạn trích và ngâm trong nước. Ảnh minh họa
Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây son môi, đem than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra để ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3-5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ ở trên. Nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2-3cm. Sau đó dùng cây kẽm làm cây đỡ, uốn gắn cây kẽm vào mép chậu, đặt cây son môi lên mặt lớp than, cột thân cây son môi vào cây kẽm để cây son môi không bị đổ ngã.
Khi trồng cây son môi cần nhớ đặt nhánh cây ở gần mép chậu, xoay hướng mọc của cây son môi con vào giữa để sau này cây con mọc dần về phía giữa chậu tạo sự cân đối sau này. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa lên trên lớp than.
Kỹ thuật chăm sóc cây son môi chuẩn nhất
Cây son môi sinh trưởng và phát triển mạnh khi được đặt ở những nơi râm mát, có độ ẩm cao. Cần thường xuyên tưới nước cho cây để đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết.
Đặc biệt, sau khi trồng xong, nên đưa chậu cây son môi vào chỗ mát, ẩm cao, tưới nước, có thể phun phân bón lá: Atonic, Bayfolan, Grow more (loại 30-10-10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone. Khi thấy cây son môi ra rễ non thì đưa dần chậu lan ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.
Khi đưa cây son môi ra ánh nắng nhưng phải đảm bảo rằng nắng không quá gắt, nếu không cây son môi sẽ chết. Nhất thiết phải tưới nước sạch cho cây hàng ngày là một trong những yếu tố kích thích cho cây son môi mọc hoa nhanh nhưng lưu ý không nên chăm bón bằng quá nhiều các loại phân bón khiến cây ngộ độc dẫn đến tình trạng cây không tươi tốt mà trở nên héo úa và chết.
Kỹ thuật nhân giống cây son môi
Trước khi nhổ cây son môi ra khỏi chậu phải tưới đẫm nước (hoặc ngâm cả chậu vào trong nước), đến khi rễ mềm thì đặt chậu nằm ngang, nắm chặt phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan tụt ra khỏi chậu. Nếu rễ bám chặt quá thì dùng mũi dao sắc, nhọn khoanh nhẹ một vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt những rễ bám chắc vào thành chậu.
Sau khi lấy bụi lan ra khỏi chậu, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ chất trồng cũ, cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5-6cm. Dùng dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 900, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối. Sau đó dùng các bụi mới tách ra để trồng.
Cũng có thể nhân giống cây cây son môi bằng cách cắt một đoạn cành và ngâm vào trong nước hoặc dung dịch ra rễ. Sau khi cành ra nhiều rễ thì mang đi trồng.
Lưu ý khi thay chậu cây hoa son môi
Để cây son môi phát triển tố có thể chuyển sang chậu trồng cây lớn hơn để cho rễ phát triển tốt, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau: Chọn chậu trồng cây lớn hơn chậu cũ 5 – 10cm và đảm bảo có lỗ thoát nước ở phía dưới. Đổ một lớp hỗn hợp xỉ thân hoặc đá vụn ở phía dưới chậu mới. Sau đó đùng kéo sắc để cắt bỏ rễ thừa mọc ra từ khối lượng rễ chính. Tưới đẫm nước vào chậu cây son mới và để ở nơi râm mát.
Cây son môi là loài hoa trang trí nội thất xuất sắc và hoàn hảo cho các giỏ treo. Hoa nở rất đẹp, như một thỏi son màu đỏ, lâu tàn. Nếu thực hiện đúng các bước kỹ thuật trồng cây son môi như trên chắc chắn chậu treo lan son môi này sẽ là điểm nhấn quyến rũ cho căn nhà của bạn thêm hương vị và màu sắc tươi mới trong những ngày Tết đến Xuân về.