Kỳ kiến tập đáng nhớ

GD&TĐ - Kỳ kiến tập nghiệp vụ của sinh viên năm 3 (Khóa 38) - Học viện Báo chí và Tuyên truyền diễn ra đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

Sinh viên đang kiến tập tại hiện trường. Ảnh: ITN
Sinh viên đang kiến tập tại hiện trường. Ảnh: ITN

Dù gặp không ít trở ngại trong quá trình tác nghiệp song đây cũng là trải nghiệm đáng nhớ với sinh viên lần đầu tiếp cận môi trường báo chí chuyên nghiệp.  

Khó khăn, thử thách

“Vì dịch bệnh bùng phát trở lại suýt chút nữa tòa soạn không tiếp nhận nhóm sinh viên đến kiến tập. Sau khi trao đổi, rất may em và các bạn cũng nhận được sự đồng ý”, Vương Thị Minh Châu - sinh viên kiến tập tại Báo Dân Việt nhớ lại.

Theo Minh Châu, phần lớn sinh viên đến từ nhiều tỉnh thành và có lịch trình đi lại khác nhau, nguy cơ lây nhiễm khá cao nên việc kiến tập online là phù hợp: “Gần đến ngày kiến tập, tòa soạn yêu cầu nhóm kiến tập làm việc trực tuyến để bảo đảm an toàn trong đợt dịch lần này”, Minh Châu kể.

Theo Minh Châu, được tiếp xúc, cọ xát trực tiếp tại tòa soạn giúp chúng em áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Nhưng khi nhận được thông báo làm việc trực tuyến, kế hoạch chúng em vạch ra không được vẹn toàn. Tuy nhiên, trong rủi có may mắn. Cũng nhờ đó, em học được cách tự xoay xở để hoàn thành công việc, đặc biệt là biết thế nào là mô hình tòa soạn hội tụ, điều mà lâu nay chỉ đọc trong sách, báo.

“Em may mắn hơn nhiều bạn cùng khóa khi được tham gia kiến tập trực tiếp tại tòa soạn. Điều này giúp em tích lũy được nhiều kỹ năng. Tuần cuối cùng của kỳ kiến tập, do dịch bệnh ngày càng phức tạp nên tòa soạn chuyển sang làm việc trực tuyến khiến em khá buồn và tiếc nuối”, Nguyễn Trung Kiên, kiến tập tại báo Quân đội Nhân dân tâm sự.

Không chỉ tạm dừng đến tòa soạn học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, trong hoàn cảnh dịch bệnh, nhiều sinh viên gặp không ít trở ngại trong quá trình thu thập thông tin, sáng tạo nội dung.

Vũ Huyền Mai, sinh viên kiến tập tại Chuyên trang Doanh Nhân & Pháp luật (thuộc Báo Pháp luật Việt Nam) bày tỏ: Em gặp khó khăn trong việc di chuyển đến địa chỉ tác nghiệp, do đó quá trình lấy tin cũng như tìm hiểu sẽ mất nhiều thời gian hơn, đôi khi chấp nhận… về tay không.

Không được “theo chân” để học hỏi các anh chị phóng viên dày dạn kinh nghiệm cũng là thiệt thòi lớn, Huyền Mai chia sẻ: Có những tình huống bất ngờ khi đi tác nghiệp, em và các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó và xử lý linh hoạt nên thông tin thu thập không được như mong muốn.

Theo Minh Châu, thực tế tác nghiệp và những kiến thức được học ở trường có sự khác biệt. Bắt tay vào công việc mới thấy quá trình tác nghiệp luôn đòi hỏi sự tìm tòi, học hỏi, tư duy của người viết.

Để có thể áp dụng lý thuyết vào thực tế một cách nhuần nhuyễn là quá trình tìm hiểu và rèn luyện kĩ lưỡng. “Khi các thầy cô cung cấp kiến thức, hành trang tác nghiệp nghe có vẻ đơn giản nhưng khi em bắt tay vào thực hiện thì thấy lúng túng và không biết bắt đầu từ đâu. Đặc biệt, có những tình huống thực tế khi học lý thuyết không đề cập đến”, Trung Kiên chia sẻ.

Phát hiện đề tài là một trong những khả năng tư duy nhạy bén của người làm báo nên khiến không ít sinh viên thực tập thiếu kinh nghiệm đau đầu, bí ý tưởng, Huyền Mai bày tỏ: Ở trường, em được thầy cô hướng dẫn và phát triển đề tài rất sát sao. Nhưng khi trải nghiệm thực tế, em phải tự tư duy, tìm hiểu, phát hiện đề tài và nhanh chóng để có được những thông tin quý giá, do vậy cần tư duy logic và xâu chuỗi được sự việc để tiếp cận vấn đề một cách tốt nhất, trong thời gian ngắn.

Kỳ kiến tập đáng nhớ của SV Học viện Báo chí Tuyên truyền.
Kỳ kiến tập đáng nhớ của SV Học viện Báo chí Tuyên truyền.

Trải nghiệm đặc biệt

Lần đầu tiên được làm việc trong môi trường báo chí chuyên nghiệp, tác nghiệp ở hoàn cảnh “đặc biệt” khi dịch bệnh hoành hành khiến nhiều sinh viên “dở khóc, dở cười”.

Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình kiến tập, Huyền Mai kể lại:  Được tòa soạn giao đưa tin về không khí bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp khóa XV, em dậy rất sớm chuẩn bị máy ảnh để sẵn sàng bắt khoảnh khắc đắt giá ở các điểm bầu cử. Nhưng khi chuẩn bị tác nghiệp, nơi bỏ phiếu khá đông người nên lực lượng, cơ quan chức năng không cho chụp ảnh hay phỏng vấn. Em phải “tác nghiệp” vài bức ảnh bằng điện thoại di động trước khi ra khỏi khu vực bầu cử và đứng chờ cả tiếng ngoài cổng để lấy được ý kiến của cử tri.

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kỳ kiến tập của sinh viên trường Báo cũng rơi đúng đợt nắng nóng gay gắt diễn ra trên diện rộng khiến việc tác nghiệp càng trở nên “đáng nhớ” hơn.

“Giữa cái nắng gắt của miền Trung, trong buổi tác nghiệp ở làng nghề truyền thống, em đi đến hơn 10 hộ dân để xin được phỏng vấn nhưng họ đều không đồng ý. Có người nói lời khó nghe rồi đuổi em đi. Cảm giác bất lực nhưng em không chùn bước, may mắn hỏi thêm mới có người trả lời phỏng vấn”, Minh Châu nhớ lại.

Dù thời gian kiến tập không nhiều, hình thức trực tuyến hay trực tiếp, sinh viên khóa 38 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền phần nào cũng trau dồi và học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm để bồi dưỡng, phát triển và nâng cao kĩ năng của bản thân.

“Em được chỉ dạy rất nhiều về nghiệp vụ báo chí, ngoài ra học được cách tiếp cận đề tài khai thác ngay từ đời sống, được rèn luyện về tốc độ, chủ động và tự tin hơn trong mọi thứ. Kĩ năng viết bài, biên tập cũng được cải thiện hơn nhiều so với trước kia” - Huyền Mai chia sẻ và mong muốn: “Nhà trường sẽ tạo điều kiện để sinh viên được tiếp xúc, cọ xát với nghề nhiều hơn cũng như làm quen với môi trường báo chí chuyên nghiệp. 

Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Quân đội Israel tấn công Gaza.

IDF đã sẵn sàng tấn công Rafah

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết hôm 5/5, quân đội Israel đã sẵn sàng cho cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...