Ký IV: Những y tá dũng cảm thời chiến

GD&TĐ - Mary Fleming và Aileen Turner là những y tá Ai-len được phân công trực tại phòng bệnh lao ở Bệnh viện Grove Park, London. Thật không may, bệnh nhân không phải là điều khó khăn nhất mà họ phải đối mặt.

Ký IV: Những y tá dũng cảm thời chiến

Mary Fleming và Aileen Turner

Năm 1940, quân Đức ném bom ở London, trong đó Bệnh viện Grove Park cũng trở thành mục tiêu hủy diệt. Mười bảy bệnh nhân lao đã bị mắc kẹt tại bệnh viện, cho đến khi Fleming và Turner hướng dẫn họ đến nơi an toàn.

Việc cứu giúp bệnh nhân cũng cần một nỗ lực anh hùng. Tuner và Fleming phải leo qua cửa sổ và bò dọc theo một tầng nhà đang có nguy cơ sụp đổ trong bất kỳ khoảnh khắc nào. Sau đó, họ phải dũng cảm và khéo léo đưa những người bệnh qua những ống hơi nước bị vỡ đang phun phì phì.

Họ đã thành công và vượt qua cái chết trong gang tấc. Chỉ một khoảnh khắc sau khi sơ tán tất cả bệnh nhân, sàn của phòng bệnh lao đã hoàn toàn đổ sụp. Hai nữ y tá đã được tặng Huân chương George.

Ellen Savage

Thông thường, khi bị thương, việc ca hát đã trở nên vô cùng khó khăn trong những cơn đau ghê gớm. Đặc biệt, ca hát với xương hàm bị gãy gần như là điều không tưởng. Vậy mà nữ y tá Ellen Savage đã cố gắng hát trong khi xương hàm, xương sườn bị gãy, giữa những người bị thương đang cần giúp đỡ.

Ngày 12/5/1943, Savage là một trong mười hai y tá trên tàu Bệnh viện Centaur tới Port Moresby để chữa trị cho binh lính bị thương. Hai ngày sau khi rời Sydney, con tàu đã bị ngư lôi Nhật Bản đánh chìm gần đảo Moreton, Queensland. Là một vận động viên bơi lội, Savage là y tá duy nhất sống sót trong số 12 y tá trên tàu. Cô đã cùng những người sống sót khác lên được một chiếc bè tạm thời. Mặc dù bị bầm tím nặng, mũi bị gãy, vỡ tai trống, vòm miệng, xương hàm và xương sườn bị gãy, nhưng là y tá duy nhất còn sống sót, cô đã nghiến răng quên đi nỗi đau để giúp đỡ, chăm sóc những người sống sót khác, trong đó có những người bị bỏng nghiêm trọng.

Savage giấu biệt rằng mình cũng bị thương và chăm sóc những người bị thương khác. Khi tâm trạng của mọi người cũng chìm xuống như số phận của con tàu, cô đã cố gắng giữ tinh thần của họ bằng cách bắt nhịp một ca khúc. Họ đã hát một thời gian dài để giữ niềm hy vọng. Bị mắc kẹt trên một chiếc bè, những người sống sót nhìn một cách bất lực khi nhiều con tàu và máy bay đi qua mà không phát hiện ra họ.

Không chỉ thế, cả nhóm còn vô cùng lo lắng khi những chiếc vây cá mập xuất hiện và bơi vòng tròn xung quanh. Savage đã trở thành người đứng đầu, dẫn dắt cả nhóm đi qua những khoảnh khắc nản lòng đó mà không hề nhắc tới sự đau đớn mà cô phải cảm nhận. Sau đó, cô được vinh danh với Huân chương George vì hành động dũng cảm của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.