Khốn khổ vì ma túy
Thực tế, sự phụ thuộc và lạm dụng “đường booger” của Capone nghiêm trọng đến nỗi chất ma túy đã ăn vào vách ngăn mũi, tạo thành một lỗ thủng đáng kể. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học cũng như bác sĩ nhà tù Raymond M.Ritchey, đã sai lầm khi quy kết rằng đây là kết quả của bệnh giang mai.
Sự sụp đổ vách ngăn mũi của Capone chỉ được lý giải đầy đủ gần 60 năm sau, khi bác sĩ Jack Shapiro nghiên cứu phim chụp X quang của Capone ngày 4/6/1938. Ông kết luận Capone không hề có tiền sử bệnh xoang mà đây là hậu quả của chứng nghiện ngập và những liều ma túy nặng.
Vậy là chính những căn bệnh từ ăn chơi, sa đọa đã phá nát cơ thể và tâm trí một người đàn ông đầy quyền lực, từng nắm giữ cả hệ thống ngầm của một thành phố lớn như Chicago.
Mặc dù không thể cảm thông với một ông trùm tội ác, nhưng có thể nói, vào cuối đời, Capone đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ quá khứ của mình, nhất là giai đoạn kết án và tù đày.
Penicillin
Đầu những năm 1940, Capone là một người đàn ông béo phì, thiếu vận động nghiêm trọng cả về trí não lẫn thể chất, ngoài ra còn phải chịu đựng chứng động kinh. Ông trùm này thường đi lại một cách giật cục, huýt sáo và lẩm bẩm trong những cuộc trò chuyện tưởng tượng.
Đó là giai đoạn trước khi penicilin xuất hiện. Tuy nhiên, với lệnh của Ủy ban các sản phẩm chiến tranh, thứ kháng sinh khi đó được coi là thần dược này rất khó kiếm.
May mắn cho Capone, bác sĩ Joseph E. Moore đã tìm cách kiếm được thuốc để phục vụ cho vị khách khét tiếng này. Thú vị hơn là Capone đã trở thành một trong những bệnh nhân giang mai đầu tiên trong lịch sử được chữa chạy bằng kháng sinh.
Tuy nhiên, tình trạng tinh thần của Capone đã không thể phục hồi được. Không có loại thuốc nào có thể đảo ngược được tình trạng thê thảm của ông trùm. Tuy nhiên, penicilin đã làm chậm đi phần nào sự suy nhược cơ thể của người bệnh nổi tiếng này.
(Còn tiếp)