Kỳ II: Những kế hoạch xâm chiếm bất thành

GD&TĐ - Phe phát xít chưa bao giờ tin rằng, mối quan hệ đồng minh của mình với Nhật Bản có thể kéo dài. Đó là một “cuộc hôn nhân” của sự “thuận tiện”, và nó sẽ đổi thay khi chiến tranh kết thúc.

Kỳ II: Những kế hoạch xâm chiếm bất thành

Dự định xâm chiếm Nhật Bản của phát xít Đức “Chỉ là sớm hay muộn, sẽ có một sự thách thức giữa nòi giống da trắng và da vàng”, Hitler đã từng cảnh báo thuộc cấp như vậy.

Hitler tin rằng, điều đó sẽ không xảy ra cho đến một ngày trong tương lai rất xa, thậm chí dự đoán rằng có lẽ phải tồn tại nền hòa bình kéo dài trăm năm giữa Đức Quốc xã và Nhật, cho đến khi hai nước này đụng độ. Mặc dù thế, nước Đức vẫn phải chuẩn bị cho ngày đó.

Hitler được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho lực lượng SS sẵn sàng chiến đấu. Điều lo ngại lớn nhất của ông ta là nước Đức sẽ dần trở nên tự mãn và yếu đi trong hòa bình. Chính vì thế, Hitler luôn lập kế hoạch để binh lính của mình cứng rắn, bằng cách giao nhiệm vụ thực hiện những vụ thảm sát tàn bạo vô nhân tính. Bất kỳ ai thể hiện sự yếu mềm đều bị chuyển tới “Mùa đông băng giá” ở Siberia.

Chìa khóa then chốt là cần phải có đủ dân số để đương đầu với nước Nhật khi chiến tranh xảy ra. Vì vậy, Hitler quyết định dành một thập kỷ sau đó để người Đức sinh sản như một “vườn thực vật”, nhằm đạt số dân mong muốn. Theo Hitler dự tính, khi thời điểm (xảy ra chiến tranh giữa Nhật và Đức) đến, nước Nhật sẽ có khoảng hơn 1 tỷ người. Nước Đức cần phải sẵn sàng chuẩn bị đủ người để đối phó với con số này.

Khi Thụy Sĩ không muốn là nước trung lập

Thụy Sĩ không phải lúc nào cũng gắn bó với nền hòa bình mà cũng từng có ý tưởng tham gia vào chiến tranh. Năm 1940, Thụy Sĩ đã gần như đặt chân vào cuộc chiến.

Khi đó, Thụy Sĩ bị quân đội của Liên minh Trục Berlin - Roma - Tokyo bao vây và buộc phải xem xét một cách nghiêm túc về tình huống “hãy để Thụy Sĩ yên” sẽ không kéo dài. Người Thụy Sĩ khi đó gần như chắc chắn, Liên minh Trục sẽ đánh bật họ vào bất kỳ lúc nào, vì vậy họ bắt đầu chuẩn bị. Người Thụy Sĩ rút quân khỏi biên giới và chuyển về dãy núi Alps, nơi họ thiết lập những dãy pháo đài núi và các hầm chứa để chuẩn bị cho nguy cơ bị xâm lăng. Họ cũng tiến hành tập trận, diễn tập các trận đánh đang xảy ra ở các quốc gia láng giềng. Người Thụy Sĩ cũng làm mọi điều có thể trong khả năng của mình để Liên minh Trục thấy rằng họ đã chuẩn bị sẵn sàng, và nếu Liên minh này có ý định ra tay với Thụy Sĩ thì sẽ hoàn toàn không dễ dàng đạt mục đích.

Điều đó hoàn toàn không phải là sự hoang tưởng. Đức Quốc xã thật sự đã có một kế hoạch bí mật mang tên Chiến dịch Tannenbaum, với những ý tưởng chính xác như những gì Thụy Sĩ đã dự đoán. Hitler tin rằng Thụy Sĩ là “cái mụn trứng cá trên khuôn mặt châu Âu”. Nếu bình diện cuộc chiến không quay ngược khiến Liên minh Trục trở nên yếu thế, thì chắc quân Đức Quốc xã đã triển khai vào Thụy Sĩ và đội quân trên núi Alps đã có một dịp thực hành những gì họ đã luyện tập.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ