Tắc trách trong lưu trữ tang chứng, vật chứng
Nhiều báo cáo đã được gửi tới các phòng thí nghiệm tội phạm, sở cảnh sát và văn phòng cảnh sát liên quan về các vụ việc liên quan đến các cơ sở lưu trữ pháp lý không đủ trình độ kỹ thuật cũng như cơ sở vật chất yếu kém, quy trình nhiều sai sót, khiến dư luận choáng váng.
John Vasquez, người đã làm việc trong lĩnh vực quản lý bằng chứng trong 25 năm, thừa nhận rằng trong suốt những năm công tác của mình, ông đã tận mắt chứng kiến người ta ném những bằng chứng không dán nhãn vào tủ quần áo, vứt bừa một… quả lựu đạn được cất trong lọ thủy tinh, những hộp hóa chất ăn mòn rò rỉ được cho vào các hộp bằng chứng khác và các mẫu pháp y được lưu trữ trong văn phòng của nhân viên bán hàng bên cạnh thức ăn và đồ uống của nhân viên. Tuy nhiên, cựu nhân viên này đổ lỗi cho tình trạng chi phí ít ỏi cho việc lưu trữ, cùng với mức lương thấp cho các nhân viên văn phòng làm việc quá sức.
Ví dụ, Phòng Cảnh sát Austin phải lưu trữ ít nhất 600.000 vật chứng, với khoảng 60.000 vật chứng mới được xử lý mỗi năm. Nếu không có tổ chức hoàn hảo và hồ sơ cập nhật, mọi thứ chắc chắn sẽ vô cùng lộn xộn. Mặt khác, nếu làm mọi việc để đảm bảo các bằng chứng, vật chứng được quản lý hệ thống và khoa học, thì cuối cùng, bị cáo sẽ phải trả một mức giá cao khác hẳn. Ví dụ, Joseph Sledge đã phải ngồi tù 36 năm ở Bắc Carolina, nhưng lẽ ra người đàn ông có thể được trả tự do nhiều thập kỷ trước đó, nếu cảnh sát đã không bị nhầm lẫn bằng chứng trong phiên tòa.
Sau 36 năm kháng cáo, các bằng chứng cuối cùng đã được đặt trên kệ hàng đầu của một phòng lưu trữ pháp y. Thử nghiệm DNA sau đó đã chứng minh rằng, ông không phải là một kẻ giết người và đã phải ngồi tù oan uổng suốt 36 năm ròng rã.
Việc lưu trữ dữ liệu pháp y cũng là một vấn đề. Máy tính xách tay và điện thoại di động của một nghi can có thể hiển thị bằng chứng về tội ác, động lực hoặc âm mưu. Không chỉ có một lượng lớn dữ liệu được thu thập cho các cuộc điều tra đang được tiến hành, mà còn có một khối lượng lớn bằng chứng pháp y kỹ thuật số phải lưu trữ vô thời hạn để xử lý trong trường hợp kháng cáo sau này.
Việc thúc đẩy các dịch vụ “đám mây” công khai rẻ tiền hoàn toàn có thể làm cho tin tặc dễ dàng xem, xóa hoặc ăn cắp dữ liệu pháp y quan trọng trong tương lai. Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ tiết lộ rằng, vẫn còn hơn 400.000 bộ bằng chứng của các vụ hiếp dâm được lưu trữ vẫn chưa được thử nghiệm trên toàn quốc vì không đủ kinh phí.
Những kẻ giết người hoặc âm mưu giết người mà không bị bắt đều có khả năng tấn công một lần nữa. Khi bằng chứng bị thất lạc, xử lý không đúng cách, hoặc lưu trữ không đầy đủ, thì nhiều nguy cơ xảy ra. Các nghi phạm bị kết án sai lầm và rơi vào vòng lao lý một cách oan uổng, gia đình họ phải gánh chịu những mất mát khó mà kể hết. Nạn nhân của những tên tội phạm bạo lực cũng phải chịu đựng vì tình trạng lưu trữ pháp y tệ hại này.
Hiện nay, một dự án mang tên Innocence đang làm việc với Bộ Tư pháp Mỹ để phát triển một bộ hướng dẫn lưu trữ bằng chứng mới và sẽ được chuẩn hóa trên toàn nước Mỹ trong tương lai.
(Còn tiếp)