Kinh tế Nga đứng vững thần kỳ sau 11 nghìn lệnh trừng phạt

GD&TĐ - Mặc dù bị áp đặt 11 nghìn lệnh trừng phạt với tổng số hạn chế đã lên tới 13.700, nhưng nền kinh tế Nga vẫn đứng vững với cán cân thanh toán dương.

Kinh tế Nga đứng vững thần kỳ sau 11 nghìn lệnh trừng phạt

Trong thời gian qua, các nước phương Tây gia tăng áp lực trừng phạt Nga vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Theo Tổng thống Vladimir Putin, chính sách bao vây, cấm vận, trừng phạt của Mỹ và các đồng minh là nhằm kiềm chế và làm suy yếu nước Nga.

Theo ông chủ Điện Kremlin, đây là chiến lược lâu dài của phương Tây nhằm làm suy yếu Nga, nhưng các biện pháp trừng phạt đã giáng đòn nghiêm trọng vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, làm cho cuộc sống của hàng triệu người xấu đi, trong khi Nga đủ điều kiện hóa giải tất cả những đòn thù đó.

Thật bất ngờ là tuyên bố của Moscow đã nhận được sự ủng hộ của chính các học giả châu Âu.

Theo nhà bình luận Ba Lan Andrzej Szczesniak viết trong một bài báo cho tờ Myśl Polska, cả thế giới phương Tây đã thua trong một cuộc đọ sức kinh tế vô tiền khoáng hậu với Nga, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

Theo bài báo, phương Tây đã tấn công Nga với số lượng đòn kỷ lục trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. 11 nghìn lệnh trừng phạt mới được đưa ra, trong khi tổng số hạn chế đã lên tới 13,7 nghìn quy định, nhiều gấp bội phần so với hạn chế áp đặt đối với tất cả các quốc gia khác cộng lại.

Tác giả bài báo nhận xét, một loạt đòn trừng phạt, cấm vận liên hoàn như vậy lẽ ra phải quét sạch bất kỳ nền kinh tế nào khỏi bề mặt trái đất, nhưng Nga đã trụ vững và nền kinh tế vẫn phát triển ổn định.

Ông Szczesniak lưu ý rằng, người chiến thắng không phải là người ra đòn mạnh hơn mà là người chịu được nhiều đòn hơn, cuộc tấn công chớp nhoáng về kinh tế của phương Tây chống lại Nga đã thất bại. Moscow đã đạt được những thành quả xuất sắc về sức cạnh tranh kinh tế, với cái gọi là “cán cân thanh toán”.

Cán cân này là sự tương quan giữa tiền thu vào của một quốc gia và dòng tiền rời khỏi đất nước thông qua thương mại, đầu tư và các khoản thanh toán khác nhau. Số liệu cán cân thanh toán của Nga năm 2022 thực sự là kết quả gây chấn động, với kết quả thặng dư 227 tỷ USD.

Trong khi kinh tế Nga vẫn ổn định và phát triển bất chấp cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chuẩn bị bước sang năm thứ hai, thì châu Âu cũng có những dự báo lạc quan về nền kinh tế EU với mức tăng trưởng khá ấn tượng.

Hôm 13/02, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo rằng, những rủi ro trong dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế EU phần lớn là cân bằng, trong khi trước đây người ta cho rằng chúng là bất lợi. Điều này đã được Ủy viên Kinh tế châu Âu Paolo Gentiloni cho biết tại cuộc họp báo.

Ông Paolo Gentiloni cho biết, những rủi ro được dự báo trước đây đã dần được cân bằng trên diện rộng.

Trong dự báo kinh tế mùa đông mới vào ngày 13/2, Ủy ban châu Âu đã nâng ước tính tăng trưởng GDP thực tế ở Liên minh châu Âu cho năm hiện tại từ 0,3% trong dự báo mùa thu trước đó, lên mức 0,8%. Kỳ vọng tăng trưởng cho năm 2024 vẫn giữ nguyên là 1,6%.

Được biết, vào cuối năm 2022, GDP của Liên minh châu Âu tăng 3,5%, cao hơn mức dự báo vào mùa thu là 3,3%.

Ước tính tăng trưởng đã được nâng lên do một số diễn biến thuận lợi, bao gồm tồn kho khí đốt cao hơn và giá bán buôn khí đốt thấp hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường Nguyễn Hoàng xưa, hiện khuôn viên là Trường THPT Thị xã Quảng Trị. Ảnh tư liệu

Ngôi trường của giáo dục hai miền Nam - Bắc

GD&TĐ - Trường THPT Thị xã Quảng Trị, tọa lạc trên mảnh đất Thành Cổ Quảng Trị anh hùng, gần vĩ tuyến 17, đã trải qua hành trình 50 năm xây dựng và phát triển đầy tự hào.

Ông Hoan (phía trước bên trái) và đồng đội sau ngày chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975. Ảnh: NVCC

Ký ức ngày giải phóng

GD&TĐ - Tròn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ ngày non sông liền một dải, trong ký ức của cựu binh Bùi Hoan (SN 1942, trú tại phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh), từng giây phút hào hùng của ngày “tiến về Sài Gòn” vẫn vẹn nguyên.

Các toa xe điện với những chủ đề khác nhau đều đưa du khách tới với… Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa gói gọn trong những toa xe lửa

GD&TĐ - 'Tuyến tàu điện số 6' ra đời nhằm tạo sự kết nối liền mạch các điểm đến ở phường Trúc Bạch, bắt đầu từ đường Thanh Niên, nối vào khu phố đi bộ.