Kinh nghiệm thi tốt nghiệp THPT của thủ khoa đầu vào

Ưu tiên môn học yếu, làm nhiều dạng đề khác nhau

Lớn lên ở xã miền núi Văn Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), Đinh Thị Vân Anh là nữ thủ khoa đầu vào năm 2019 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân với 29.25 điểm. Nhớ lại khoảnh khắc ấy, Vân Anh chia sẻ em thật sự bất ngờ và vui sướng khi biết mình là thủ khoa đầu vào của trường đại học Top đầu cả nước.

Kinh nghiệm thi tốt nghiệp THPT của thủ khoa đầu vào ảnh 1
Đinh Thị Vân Anh là nữ thủ khoa đầu vào năm 2019 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân với 29.25 điểm.

Vân Anh cho biết để đạt được kết quả đó phần nhiều là dựa vào sự cố gắng ôn luyện kiến thức theo sự hướng dẫn của các thầy cô ở trường: "Trên lớp em tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài. Về nhà ôn tập lại kiến thức theo đề cương được hướng dẫn, đồng thời cũng tìm hiểu những thông tin bổ ích, mới mẻ trên các trang mạng xã hội".

Nữ sinh này cũng cho biết, bản thân thường ưu tiên những môn học yếu hơn, tập trung làm thử nhiều dạng đề của môn học đó. Vân Anh cũng xác định rõ ràng mục tiêu của mình để có động lực học tập. Quá trình làm bài cần tỉ mỉ, cẩn thận kể cả những câu hỏi dễ cũng không được phép chủ quan.

Trong suốt quá trình ôn thi, gia đình là nguồn động lực lớn nhất của Vân Anh: "Mẹ là người luôn đồng hành cùng em, bất kể xảy ra chuyện gì em cũng tâm sự với mẹ và lắng nghe lời khuyên, lời động viên từ mẹ. 

Lớp 12 lực học môn Văn của em có phần yếu hơn so với những môn học khác. Có lúc em muốn bỏ cuộc nhưng từ lời khuyên của mẹ, em hiểu ra việc cố gắng là cả một quá trình, nhờ đó mà điểm số môn Văn trong kỳ thi em đạt được 8,5 điểm".

Nắm thật chắc kiến thức cơ bản để ăn điểm câu hỏi dễ

Là một trong những học sinh có thành tích nổi bật của trường THPT Chuyên Hùng Vương, không quá ngạc nhiên khi Vương Thị Thương Thương trở thành thủ khoa đầu vào khối C năm 2019 của trường Đại học Văn hóa Hà Nội với 27,5 điểm.

Kinh nghiệm thi tốt nghiệp THPT của thủ khoa đầu vào ảnh 2
"Việc làm thử nhiều đề thi giúp em vừa ghi nhớ được kiến thức cũ, vừa làm quen với những câu hỏi nâng cao", Vương Thị Thương Thương thủ khoa đầu vào khối C năm 2019 của trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Trao đổi với PV, Thương cho biết kinh nghiệm ôn thi của em rất đơn giản, chỉ cần nắm thật chắc những kiến thức cơ bản để tránh bị mất điểm ở những câu hỏi dễ. Kiến thức cơ bản đều có trong sách giáo khoa nên em dành thời gian đọc thật kỹ, kể cả những chi tiết nhỏ nhất mà sách viết.

Bên cạnh việc tiếp thu những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, luyện đề cũng là một phương pháp học tập hiệu quả. Cô nữ sinh thủ khoa ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành chia sẻ: "Em tập trung luyện đề sát với đề thi minh họa mà Bộ đã ra trước đó. Việc này giúp em vừa ghi nhớ được kiến thức cũ, vừa làm quen với những câu hỏi nâng cao".

Đối với các thí sinh, trước và trong kỳ thi luôn cần tới một tâm lý thoải mái. Dù không khí học tập khẩn trương, cùng áp lực ganh đua điểm số khiến nhiều thí sinh đứng ngồi không yên. 

Thương nhớ lại: "Không chỉ cung cấp kiến thức, giải đáp thắc mắc, định hướng tương lai… Thầy cô giáo ở trường còn là những người truyền cảm hứng giúp em và các bạn có thêm tự tin".

GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.