Kinh nghiệm phân bổ ngân sách cho giáo dục ĐH ở Thái Lan

GD&TĐ - Trong tham luận của PGS.TS Nguyễn Trường Giang - Phó vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) - tại hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục ĐH ở Việt Nam hiện nay” (ngày 18/10, Hà Nội) có chia sẻ kinh nghiệm phân bổ ngân sách cho giáo dục ĐH ở Thái Lan.

 ảnh minh họa
ảnh minh họa

PGS.TS Nguyễn Trường Giang cho rằng: Việc nghiên cứu kinh nghiệm tài chính giáo dục ĐH các nước trong khu vực góp phần trong việc xây dựng một mô hình phân bổ ngân sách hoàn thiện hơn, hướng tới định lượng hơn với giáo dục ĐH Việt Nam.

Trong tham luận này, PGS Nguyễn Trường Giang cho biết: Hệ thống giáo dục ĐH ở Thái Lan đang trong quá trình cải cách được bắt đầu từ năm 2003, các trường ĐH được chia làm 4 nhóm trường, từ các trường ĐH nghiên cứu thông qua các trường ĐH đa ngành, các trường ĐH có chương trình đào tạo 4 năm và trường CĐ nghệ thuật tự do, đến trường CĐ cộng đồng.

Trong bảng xếp hạng của U21, Thái Lan đứng thứ 41 trên tổng số 48 các nước trên thế giới. Các trường đại học được khuyến khích chuyển sang cơ chế “tự chủ hoàn toàn”, với cơ chế này, các trường đại học sẽ không nằm trong cấu trúc bộ máy nhà nước nhưng vẫn là các trường đại học công lập, và độc lập về nhân sự, chính sách và tài chính.

Thái Lan không có thêm trường đại học công mới nào được thành lập, chỉ có một trường ở trong hình thức này và 13 trường ĐH hàng đầu khác đang trong quá trình chuyển đổi. Tất cả các trường đại học công sẽ được ngân sách nhà nước cấp trực tiếp, trên cơ sở các nguyên tắc dưới đây theo cơ quan chính phủ về trách nhiệm đối với từng lĩnh vực.

Sinh viên Lào, Thái Lan tham gia tiếp sức mùa thi. ảnh: Tiền Phong
Sinh viên Lào, Thái Lan tham gia tiếp sức mùa thi. ảnh: Tiền Phong

Theo Ủy ban giáo dục ĐH của Thái Lan, nguyên tắc định hướng cải cách cơ chế tài chính giáo dục ĐH như sau: Phân bổ ngân sách trên cơ sở đáp ứng được chính sách phát triển nhân lực và định hướng phát triển quốc gia; Có sự cân bằng và kết nối giữa mặt cung và cầu để xây dựng thông qua cấp ngân sách trọn gói; Về tài trợ mặt cầu, ngân sách nhà nước sẽ được cấp cho các sinh viên thông qua vay có điều kiện phụ thuộc vào thu nhập, áp dụng phương pháp tiếp cận theo định hướng kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, đối với một số chương trình cần phải duy trì để cung cấp kiến thức cho xã hội, sinh viên sẽ được trợ cấp học bổng toàn phần cho những ngành mà thị trường có nhu cầu; Về mặt tài trợ cung, ngân sách nhà nước sẽ được trợ cấp trực tiếp cho giáo dục đại học theo khuôn khổ chính sách nhất định, ví dụ phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các khoa, nghiên cứu và phát triển..;

Ngân sách sẽ được cấp từ một mục đích cụ thể của quỹ phát triển giáo dục đại học liên quan đến như trợ cấp, cho vay, một phần cho vay hoặc tặng quà; Tự chủ về tài chính là cơ sở cho quản lý tài chính của các trường đại học, các trường đại học được hưởng quyền tự chủ, tính linh hoạt và tính trách nhiệm.

Dù vậy, việc cấp ngân sách theo hệ thống này ưu tiên những trường đại học có tỷ lệ “cạnh tranh đầu vào cao”, với phần lớn ngân sách cho các trường đại học này thay vì cho sinh viên do đó dẫn đến vấn đề nghiêm trọng trong chương trình cho sinh viên vay, dẫn đến có cả hai hình thức trợ cấp cũ và phân nhóm thu nhập bị ngừng triển khai và sau đó được thực hiện trở lại. Quy mô của các khoản trợ cấp ở Thái Lan trong những năm 2000 được thể hiện trong Bảng 2.

Các trường ĐH cho rằng khoản trợ cấp của họ không đủ để duy trì chất lượng, đặc biệt là trả lương cao để duy trì chất lượng của nhân viên. Các trường đã giải quyết vấn đề này bằng việc mở rộng các “chương trình học đặc biệt” không nằm trong các chương trình học chính quy, các chương trình này cho phép thu học phí bằng hoặc cao hơn so với các trường đại học dân lập, điều này cho chúng ta liên tưởng đến các chương trình không chính quy của trường đại học công lập ở Việt Nam. Mức độ của chi tiêu chính phủ cho các trường ĐH có xu hướng tăng cường trợ cấp cho các quỹ sinh viên vay:

Nguồn: Tangkitvanich & Manasboonphempool (2008)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...