Kinh nghiệm học tiếng Nhật thú vị của cô gái đam mê... Nhật!

GD&TĐ - Chia sẻ kinh nghiệm học tốt tiếng Nhật. Nguyễn Phương Linh cho rằng: "Dù là tiếng Nhật hay cả những ngôn ngữ khác, cái cần có đầu tiên là động lực học...".

Nguyễn Phương Linh.
Nguyễn Phương Linh.

Hiện là sinh viên năm 3 trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội - chủ nhiệm CLB Tiếng Nhật của trường, Nguyễn Phương Linh không những xinh đẹp mà còn "ẵm" nhiều giải thưởng lớn trong những năm tháng trên giảng đường.

Dấu ấn người trẻ Việt trên đất nước Nhật Bản

Phương Linh chia sẻ: "Trong năm học vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của các thầy, các bạn và nỗ lực của bản thân, em đã may mắn đạt giải thưởng đặc biệt trong cuộc thi Procon 2018 tại Nhật Bản, học bổng Tài năng Samsung 2018, giải thưởng Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực Kĩ thuật năm 2018;

Danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp ĐHQGHN, và gần đây nhất là danh hiệu Thanh niên tiến tiến làm theo lời Bác năm 2019. Những thành tích này khiến em rất vui nhưng cũng là động lực để em phấn đấu hơn nữa".

Trong số những thành tích đó, giải Special Prize trong cuộc thi Procon 2018 tại Nhật Bản đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với Linh.

Procon là cuộc thi lớn và lâu đời dành cho sinh viên các trường cao đẳng của Nhật. Trong 10 năm trở lại đây, cuộc thi đã được mở rộng thành sân chơi quốc tế với sự tham gia của nhiều nước như Việt Nam, Thái Lan, Singapore,...

Cuộc thi được chia thành nhiều phần thi, trong đó đội của Linh tham gia phần thi đấu. Đề bài sẽ được cho từ trước và ở vòng chung kết diễn ra tại Nhật, các đội sẽ thi đấu trực tiếp theo thể thức thi đấu bóng đá.

Điều đặc biệt là các đội tham gia vừa phải lập trình, giải quyết bài toán, vừa phải làm việc teamwork, kết hợp ăn ý trong lúc thi đấu để giành chiến thắng. Cuộc thi đã khiến cô gái trẻ này có những trải nghiệm không thể nào quên trong cuộc đời sinh viên của mình.

"Cơ duyên" với... Nhật!

Phương Linh từng là Chủ nhiệm CLB tiếng Nhật của trường. Chia sẻ kinh nghiệm học tốt thứ tiếng này, Linh nói: "Dù là tiếng Nhật hay cả những ngôn ngữ khác, cái cần có đầu tiên là động lực học. Ai cũng nói tiếng Nhật khó, và nó thực sự rất khó, bởi nó khác hoàn toàn tiếng Việt ngay từ những con chữ. Vì vậy, nếu không có động lực mạnh mẽ, người học sẽ rất dễ từ bỏ ngay từ những bài học đầu tiên.

Yếu tố cần có thứ 2 là sự chăm chỉ. Đi học đầy đủ, nghe giảng trên lớp, làm bài tập về nhà, thực hành với bạn,... và quan trọng nhất là luyện tập thường xuyên. Việc luyện tập hàng ngày, lặp đi lặp lại sẽ giúp hình thành phản xạ khi sử dụng ngôn ngữ.

Việc đọc sách, nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Nhật cũng giúp người học hiệu quả hơn và giảm căng thẳng thay vì chăm chăm ghi chép".

Từ trước khi vào đại học, Linh đã luôn yêu thích con người và đất nước Nhật Bản. Vì vậy, cô gái  trẻ luôn mong có thể được học tập và làm việc tại đất nước này.

"Sắp tới, em có dự định trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật, hoàn thành tốt chương trình học trên trường để ra trường với điểm số tốt nhất. Em nghĩ việc tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin và thông thạo ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội rất lớn để em đạt được ước mơ của mình" - Linh chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.