“Kim chỉ nam” cho các trường

GD&TĐ - Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Những năm trước, các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo nằm “rải rác” ở một số thông như: Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017, Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 6/9/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Việc thiếu “tập trung” này dẫn đến nhiều khó khăn cho các trường, người học trong việc tra cứu thông tin. Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ra đời đã khắc phục nhược điểm này, bảo đảm thống nhất các quy định trên thành “một mối” trong cùng một văn bản quy phạm; bảo đảm đồng bộ việc mở ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Đồng thời, bảo đảm thống nhất với các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật này. Đáng chú ý, Thông tư cũng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định về lĩnh vực giáo dục đại học tại các Thông tư mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành.

Một trong những điểm nhấn của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT là quy định cụ thể về các trường hợp cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động ngành đào tạo, phù hợp với quy định của Luật số 34 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP cũng như các quy định hiện hành của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cùng các quy định về việc cho phép hoạt động ngành đào tạo trở lại.

Trên cơ sở đó, nhiều người bày tỏ tâm đắc khi Thông tư đã quy định cụ thể 2 trường hợp cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động ngành đào tạo của cơ sở đào tạo như: Tự chủ mở ngành khi chưa đủ điều kiện theo quy định; tự chủ mở ngành khi chưa đủ một trong các điều kiện quy định. Quan trọng hơn, cơ sở bị đình chỉ ngành đào tạo sẽ không được tự chủ mở ngành trong 5 năm.

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, việc mở ngành mới là nhu cầu thiết yếu của mỗi cơ sở giáo dục đại học. Qua đó, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Tuy nhiên, mở ngành mới không phải là việc đơn giản, cứ muốn là được. Hơn bao giờ hết, các trường phải đảm bảo chất lượng đào tạo trước khi mở ngành. Đồng thời, phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần và đủ theo hướng dẫn mới của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT.

Nói cách khác, Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT chính là cơ sở pháp lý để các trường mở ngành “chuẩn chỉ”, không bị trượt theo “vết xe đổ” của một số cơ sở đại học từng mắc lỗi hoặc sai phạm khi mở ngành đào tạo mới - nhất là trong bối cảnh tự chủ như hiện nay.

Nhận diện vào thực tiễn sẽ thấy giá trị và ý nghĩa của Thông tư trên; bởi thời điểm này, nhiều trường đại học đã và đang rộn ràng “bung lụa” các phương thức, chỉ tiêu xét tuyển 2022; trong đó, nhiều trường có ý định mở thêm ngành đào tạo mới. Hy vọng, Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT sẽ là “kim chỉ nam” để các trường không “chệch hướng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cư dân Liberia nô nức theo chân ông già Bayka. Ảnh: Npr.org

Tưng bừng quỷ vũ với Giáng sinh Liberia

GD&TĐ - Cộng hòa Liberia được thành lập vào năm 1822, với mục đích làm nơi định cư cho các nô lệ người da đen mới được giải phóng ở Mỹ hồi hương châu lục.

Kiev cạn kiệt tên lửa ATACMS

Kiev cạn kiệt tên lửa ATACMS

GD&TĐ - Ukraine hiện không còn nhiều tên lửa đạn đạo ATACMS để có thể thực hiện những cuộc tấn công lãnh thổ Nga.

Người Đức coi giáng sinh năm mới là ngày quan trọng nhất trong năm. Ảnh: Việt Hưng.

Bức thư từ Werdau

GD&TĐ - Tự nhiên sau khi lần đầu xa nhà và xa quê hương con muốn viết thư cho cả nhà mình. Không phải là con buồn hay tủi thân gì đâu!