Kiến cảm tử tự "nổ" để bảo vệ đồng loại

GD&TĐ - Loài kiến sống trên đảo Borneo có khả năng tự làm vỡ bụng và tiết ra chất độc màu vàng nhằm đẩy lùi kẻ thù.
Kiến cảm tử tự "nổ" để bảo vệ đồng loại

Các nhà khoa học phát hiện loài kiến nổ mới trên đảo Borneo, Thái Bình Dương. Loài kiến này được đặt tên là Colobopsis explodens. Dù trông như kiến nâu đỏ bình thường nhưng chúng lại sở hữu khả năng phòng vệ độc đáo.

Kiến Colobopsis explodens không có bộ hàm lớn, cũng không thể đốt. Khi bị đe dọa, chúng giơ cao mông để cảnh cáo, theo Alice Laciny, nhà côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna.

Nếu kẻ tấn công không rút lui, một hoặc nhiều con kiến nhỏ sẽ tự gập mình lại mạnh đến mức phần bụng vỡ tung. Khi nổ, chúng tiết ra chất độc dính màu vàng nhạt, có mùi khó chịu đặc trưng. Sự hy sinh này nhằm bảo vệ các thành viên còn lại trong đàn.

Kiến nổ trông không đặc biệt nhưng lại sở hữu khả năng phòng vệ độc đáo. Ảnh: Alexey Kopchinskiy. 

Giới khoa học biết đến sự tồn tại của kiến nổ từ hơn 100 năm trước nhưng chúng rất hiếm gặp, theo Tomer Czaczkes, nhà sinh thái học hành vi chuyên nghiên cứu kiến tại Đại học Regensburg, Đức.

Kiến sống thành đàn lớn nên chúng dễ trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều kẻ săn mồi. Đây cũng là lý do kiến phát triển nhiều cách thông minh để phòng vệ. "Hầu như mọi loài kiến đều có thể cắn, đốt, hoặc phun axit formic", Czaczkes cho biết.

Hy sinh không phải hành vi chỉ tồn tại ở kiến nổ. Hàng đêm, một loài kiến ở Brazil dùng cát lấp lối vào tổ nhằm ngăn kẻ săn mồi phát hiện khi đang ngủ. Tuy nhiên, một số kiến thợ phải ở ngoài để hoàn thành công việc. Hầu hết chúng sẽ chết khi bình minh lên.

Kiến nổ có cách phân chia công việc khác thường. Với đa số loài kiến, kiến thợ lớn đóng vai trò quan trọng khi bảo vệ đàn và tấn công kẻ thù.

Nhưng với Colobopsis explodens, kiến thợ nhỏ lại mang chất độc bảo vệ tổ. "Kiến lớn hiếm khi xuất hiện bên ngoài vì chúng thường ở trong tổ", Laciny giải thích. Chúng sẽ trở thành lá chắn sống trước lối vào trong trường hợp kiến nhỏ không thể đẩy lui kẻ thù.

Laciny dự định tiếp tục nghiên cứu về kiến nổ, tìm hiểu thành phần chất độc vàng hay cách chúng phối hợp hạ gục kẻ tấn công lớn hơn.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng gặp khó khăn vì loài kiến này sống trong rừng trên đảo Borneo, nơi có lượng mưa lớn. "Ở đó không bao giờ yên tĩnh. Bạn sẽ nghe thấy tiếng mưa, tiếng kêu của ve sầu, chim hoặc khỉ. Thực sự giống như một thế giới khác", Laciny miêu tả.

Theo VnExpress
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.