Khung xương trợ lực hỗ trợ lực lượng lao động già hóa

GD&TĐ - Công ty sản xuất chân tay giả của Đức Ottobock đang có kế hoạch bắt đầu bán các khung xương trợ lực hỗ trợ lao động cho công nhân nhà máy, tham gia vào lĩnh vực đã và đang phát triển với nhiều tập đoàn công nghiệp lớn và công ty khởi nghiệp khác.   

Khung xương trợ lực hỗ trợ tích cực cho các công nhân trong nhà máy
Khung xương trợ lực hỗ trợ tích cực cho các công nhân trong nhà máy

Ottobock đã hoạt động tới nay là 99 năm và khởi điểm là 1 công ty sản xuất chân tay giả cho các cựu chiến binh trong Thế chiến thứ nhất. Đến bây giờ, họ đang tìm cách khai thác các cơ hội tăng trưởng mới trước một danh sách thị trường chứng khoán khả thi trong tương lai gần.

Công ty gia đình này đã thử nghiệm “Paexo” - 1 khung xương trợ lực cho thân trên giúp giảm tải gánh nặng lao động ở các dây chuyền lắp ráp trên không cho 30 công nhân làm việc ở nhà máy của Volkswagen tại Bratislava.

Sau khi 80% số công nhân đều cho biết họ sẽ giới thiệu sản phẩm này tới các đồng nghiệp, Ottobock đang bàn bạc với Volkswagen về việc sử dụng Paexo trong hoạt động sản xuất hàng loạt, theo như tiết lộ của Soenke Roessing, người đứng đầu bộ phận công nghiệp của Ottobock. Volkswagen cho biết, họ đang có 1 cuộc thảo luận cuối xung quanh quyết định này.

Các khung xương trợ lực (exoskeleton) vốn được phát triển vì mục đích quân sự và y tế. Tuy nhiên, theo như Rian Whitton, nhà phân tích tại Công ty nghiên cứu thị trường công nghệ ABI

Research cho biết, vì lực lượng lao động đang càng ngày càng già đi, doanh thu của các khung xương trợ lực công nghiệp được dự đoán sẽ tăng lên 1,76 tỷ USD trong năm 2028 từ con số 67,29 triệu USD trong năm nay.

Ngoài ngành ô tô, Ottobock đang nhắm đến việc quảng bá sản phẩm tới cả ngành hàng không, vận tải, xây dựng cũng như các nhà buôn và đang thử nghiệm sản phẩm tại hơn 20 địa điểm ở châu Âu.

Hans George Naeder, cháu trai của người sáng lập Ottobock đã bán 20% cổ phần cho một công ty cổ phần tư nhân Thụy Điển EQT trong năm ngoái nhằm gia tăng giá trị của công ty trước đợt phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng.

Và Ottobock không phải là công ty duy nhất tham gia vào lĩnh vực này. Một loạt các công ty mới khởi nghiệp, bao gồm cả Laevo của Hà Lan và SuitX từ California đang chạy đua với những công ty lâu đời hơn trong lĩnh vực quốc phòng và kỹ thuật hàng không vũ trụ như Lockheed Martin và

Parasonic. Đối thủ cạnh tranh gần nhất của Ottobock, Ossur từ

Iceland đã bắt tay với chuyên gia robot của Fiat Chrysler, ông Comau và lên kế hoạch ra mắt khung xương trợ lực thân trên mới trong tháng 12 năm nay.

Các công ty ô tô khác cũng đang thử nghiệm công nghệ mới. Công ty Ford Motor đã bắt đầu thử nghiệm khung xương trợ lực cho thân trên phát triển bởi Ekso

Bionics Holdings ở 2 nhà máy tại Hoa Kỳ trong năm ngoái. Trong khi đó công nhân của BMW ở nhà máy Spartanburg, Mỹ đang thử nghiệm khung xương trợ lực của Levitate Technologies.

Patrick Schwarzkopf, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Robot Tự động hóa VDMA cho biết cuộc tranh giành phát triển khung xương trợ lực đang mở ra xu hướng tương tác gần gũi hơn giữa con người và máy móc ở các nhà máy.

Paexo hiện tại được Ottobock bán ra với giá 5.000 euro. Paexo là khung xương trợ lực “thụ động” hoạt động bằng cách chuyển trọng lượng từ cánh tay nâng lên xuống hông thông qua 1 công nghệ cáp cơ học nhằm giảm căng thẳng vai cho người sử dụng. Thiết bị nặng khoảng 1,9 kg và tạo cho tay của người sử dụng cảm giác như đang thả lỏng ở bể bơi.

Juergen Klippert - chuyên gia đến từ Liên minh IG Metall, cho biết: Các khung xương trợ lực về bề ngoài đã hỗ trợ rất lớn cho việc lao động. Tuy nhiên vẫn chưa thể xác minh liệu khớp của công nhân có bị ảnh hưởng không khi phải mang vác nặng trong 1 thời gian dài, kể cả khi không cảm thấy gánh nặng nhờ vào trợ lực của thiết bị bên ngoài.

Ottobock dự định sẽ tăng sự thông minh của khung xương trợ lực lên bằng cách trang bị cho nó thêm các cảm biến giúp công nhân sửa đổi tư thế vận động sai và cho họ biết đặt cái gì vào đâu trong quá trình lắp ráp.

Theo Japantoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.