Không có phản ánh tiêu cực nào trong Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH 2017

GD&TĐ - Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) - khi trao đổi với báo chí mới đây về các kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia và đợt 1 tuyển sinh ĐH năm 2017. Đồng thời, bà cũng làm rõ thêm những vấn đề xung quanh hình thức thi trắc nghiệm được Bộ GD&ĐT áp dụng trong Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.

Coâng taùc chuaån bò vaø toå chöùc kyø thi nheï nhaøng, ñaït hieäu quaû cao
Coâng taùc chuaån bò vaø toå chöùc kyø thi nheï nhaøng, ñaït hieäu quaû cao

Cần nhìn nhận với thông số kỹ thuật toàn diện hơn

Sau khi công bố điểm thi THPT quốc gia 2017, việc xuất hiện nhiều điểm 10 hơn hẳn kỳ thi năm ngoái đã dấy lên những nghi ngại về độ phân hoá của đề thi năm nay.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng nêu rõ: “Để xác định đề thi đủ độ phân hóa hay chưa, phải nhìn nhận với thông số kỹ thuật toàn diện hơn. Chỉ nhìn số điểm 10 thôi thì chưa đủ đánh giá. Đúng là năm nay số điểm 10 nhiều hơn năm trước. Tổng số điểm 10 là hơn 4.200. Số lượng điểm 10 phải được tính theo tỷ lệ trong tổng số có 866.000 thí sinh. Con số thí sinh này cũng phải nhân với 8 hoặc 9 môn thi.

Như vậy, tính ra cứ 1.000 em thì có hơn 4 em có xác suất cứ hơn 9 môn thi thì có 1 môn được điểm 10. Nếu tính như vậy thì không phải quá nhiều. Nhưng so với năm trước thì đúng là nhiều hơn và đó là câu hỏi chúng tôi cũng đang đặt ra.

Tuy nhiên, bên cạnh điểm 10 thì chúng ta cũng phải tính đến số điểm kém. Điểm dưới trung bình năm nay tùy môn học dao động 30 - 40%. Điểm trung bình của mỗi môn thi dao động trên 4 đến dưới 7 điểm.

Xét trong các yếu tố đó, chúng tôi vẫn cho là đề thi năm nay đảm bảo được sự phân hóa để phân loại chất lượng thí sinh, đáp ứng nhu cầu các trường tuyển chọn được đúng đối tượng học sinh của mình”.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng, tiêu chí phụ không phải là để loại thí sinh có căn cứ điểm khác nhau mà là để loại thí sinh có cùng mức điểm thi bằng mức điểm trúng tuyển. Khi thí sinh có cùng mức điểm thi mà trường không lấy hết được số thí sinh đó thì mới cần đến tiêu chí phụ.

“Tôi quan sát các trường thì thấy, các trường thường sử dụng tiêu chí phụ như lấy căn cứ điều kiện về điểm môn chính, đó là môn cơ sở giúp học sinh học ngành đó tốt hơn. Ví dụ như ĐH Ngoại thương thì đó là môn Ngoại ngữ. Còn để tuyển chọn sinh viên vào học ngành Toán thì trường sẽ lấy tiêu chí phụ điểm môn Toán phải cao hơn trong số những người bằng điểm. Còn với ngành khó tuyển thì trường có thể lấy tiêu chí là những học sinh đăng ký nguyện vọng 1, tức rất thiết tha với ngành. Mỗi trường có một tiêu chí khác nhau” - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng khẳng định.

Thi trắc nghiệm phù hợp với Kỳ thi THPT quốc gia

Đối với việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và đề thi chuẩn hoá phục vụ cho kỳ thi, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết: Trước hết phải khẳng định ngân hàng đề thi không phải xây dựng vài ba tháng. Việc thi trắc nghiệm đã được áp dụng với các môn Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ trong nhiều năm và năm nay có mở rộng ra một số môn nữa.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Trước khi mở rộng ra, chúng ta đã thấy, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có 3 năm liền đánh giá năng lực bằng hình thức thi trắc nghiệm và có khá đông số học sinh tham gia. ĐH Quốc gia Hà Nội xây dựng ngân hàng đề thi tương đối nhiều câu hỏi. Vào tháng 9/2016, khi quyết định thi trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa trên cơ sở kế thừa ngân hàng đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Từ tháng 9 năm trước cho đến tháng 6 năm sau, để chuẩn bị cho kỳ thi, Bộ phải huy động hàng nghìn giáo viên phổ thông và cả giảng viên các trường sư phạm để xây dựng ngân hàng đề thi theo 8 - 9 bước chuẩn hóa. Nhờ vậy, đến lúc đủ điều kiện thực hiện theo diện rộng thi trắc nghiệm thì mới thực hiện được. “Tất nhiên, đề thi năm sau hoàn thiện hơn năm trước nhưng không có chuyện chúng tôi chỉ xây dựng trong vài ba tháng”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nhấn mạnh.

Đối với phản ánh về đề thi khó dễ không đồng đều, tạo ra sự không công bằng giữa các thí sinh, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng nêu rõ: Có lẽ mỗi cá nhân sẽ có sự đánh giá khác nhau. Một em nào đó trước lúc thi, đọc sách trúng vào phần nào đó mà đề thi hỏi đến thì sẽ cảm thấy đề thi dễ. Nếu như một em chưa học tới phần đó thì lúc nhìn vào sẽ cảm thấy đề thi khó hơn. Ở góc độ tổng thể, chúng tôi đều xây dựng đề thi theo quy trình chuẩn hóa.

Quy trình này được xây dựng trên khoa học đo lường đánh giá. Quy trình này thông thường có 8 bước từ khi ra câu hỏi thô, tinh chỉnh câu hỏi thô, phản biện, có hội đồng thẩm định, thử nghiệm trên diện rộng, áp dụng thử nghiệm cho cả học sinh miền núi, nông thôn, rồi phân tích đánh giá lại đề, chỉnh lại đề sau thử nghiệm rồi mới thành câu hỏi chuẩn.

Các câu hỏi chuẩn được phân thành từng ô trong ngân hàng đề thi. Sau đó, chúng tôi tính toán lấy ra bao nhiêu phần trăm ô khó, ô dễ, trung bình, rồi đưa vào phần mềm máy tính để phân tích theo tỉ trọng rồi lại có hội đồng thẩm định lại...

“Các đề thi quốc tế đều theo quy trình này. Đó cũng là quy trình đánh giá mà chúng tôi đang áp dụng” - bà Nguyễn Thị Kim Phụng khẳng định. Đồng thời cho biết, mỗi hình thức thi có mặt mạnh và mặt yếu, có những bất cập cần nhìn rõ để khắc phục; tuy nhiên, đề thi trắc nghiệm thường đảm bảo tính khách quan cao hơn. Nó phù hợp với đặc điểm một kỳ thi có nhiều người tham gia và cần phải đánh giá trong thời gian ngắn. Do đó, thi trắc nghiệm phù hợp với Kỳ thi THPT quốc gia đang áp dụng.

“Nói đến tiêu cực thì không phải thi trắc nghiệm mới có thể có tiêu cực, thi theo hình thức khác cũng có thể có tiêu cực. Nhiệm vụ chúng ta là giảm thiểu tiêu cực đó. Năm nay thí sinh thi tại địa phương nhưng sắp xếp theo A, B, C. Giáo viên các trường đại học cũng phải về địa phương coi thi. Thi trắc nghiệm chấm bằng máy. Và để đảm bảo 100% không tiêu cực, ngay trong Quy chế cũng đã có 2 điều quy định để nêu rằng, nếu phát hiện tiêu cực thì phản ánh thế nào, ai là người tiếp nhận, xử lý thế nào, bảo mật thông tin cho người phản ánh thế nào. Tuy nhiên, trong suốt kỳ thi vừa qua, chúng tôi không thấy có những phản ánh đó. Còn với những phản ánh không chính thức thì chúng tôi không có căn cứ xử lý. Tôi mong những hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi sẽ được phản ánh chính thức về cho chúng tôi và tôi khẳng định, Bộ sẽ xử lý nghiêm nếu những phản ánh đó là đúng”. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.