"Không ai bị bỏ lại phía sau" trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở một xã miền núi

GD&TĐ - Hưng Thịnh là một xã miền núi khó khăn thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Để xóa đói giảm nghèo, cấp ủy chính quyền ở đây đã quyết định chọn vật nuôi, cây trồng làm đột phá.

Bưởi da xanh được Hưng Thịnh đang chọn cây trồng xóa đói, giảm nghèo.
Bưởi da xanh được Hưng Thịnh đang chọn cây trồng xóa đói, giảm nghèo.

Quyết tâm vượt qua đói nghèo

Hưng Thịnh là xã miền núi, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nguồn lực thực hiện các chính sách giảm nghèo, trợ giúp xã hội còn thấp so với nhu cầu và phần lớn phụ thuộc vào huyện vào tỉnh.

Vì vậy, để giảm nghèo nhanh, bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục quyết liệt chỉ đạo theo đúng tinh thần Chương trình hành động 190 và Kế hoạch 170 của Tỉnh ủy, coi giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị gắn với phát triển kinh tế - xã hội. 

Cây bưởi da xanh được coi là phù hợp với vùng đất này.
Cây bưởi da xanh được coi là phù hợp với vùng đất này.

Theo ông Nguyễn Minh Thanh, Bí thư xã Hưng Thịnh: Bước vào thực hiện nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ 2020 - 2025 xã Hưng Thịnh còn 4.2% số hộ thuộc diện hộ nghèo. (tương đương 54/1272 hộ ). Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là Phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không ai bị bỏ lại phía sau” theo tinh thần Chỉ thị số 01 CT - TTg ngày 7/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ, xã Hưng Thịnh đã tìm đường xóa đói giảm nghèo.

Đảng ủy và chính quyền coi đây là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tổng thể các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo và trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện công bằng xã hội là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng. Theo đó, giảm nghèo luôn là mục tiêu, là nhiệm vụ và cũng là yêu cầu trong mỗi giai đoạn phát triển.

Xóa đói nghèo từ vật nuôi cây trồng đã và đang đem lại hiệu quả.
Xóa đói nghèo từ vật nuôi cây trồng đã và đang đem lại hiệu quả.

Bí thư Nguyễn Minh Thanh lý giải: Chưa khi nào vấn đề giảm nghèo bền vững lại được huyện Trấn Yên nói chung và xã Hưng Thịnh nói riêng triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đạt nhiều kết quả trong thời gian qua.

"Không ai bị bỏ lại phía sau” - tinh thần đó đã và đang được cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương tại xã Hưng Thịnh phát huy cao độ.

Điều này, được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025 đã chỉ rõ: "Nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; thực hiện tốt các chính sách anh sinh xã hội; đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững: Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến 2025 dưới 2%”. 

Bằng ý chí và nghị lực

Để công tác xóa đói giảm nghèo hiệu quả, xã Hưng Thịnh đã huy động nhiều nguồn lực, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, cơ chế chính sách của Nhà nước, đồng thời lồng ghép và thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các hộ nghèo cận nghèo được tiếp cận với ngân hàng chính sách;

Cho vay vốn giải quyết việc làm hàng trăm triệu đồng trên năm, phát triển kinh tế hộ, như trồng rừng, trồng cây dược liệu, cây ăn quả có múi và chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi dê núi và gà đen đặc sản… tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trên địa bàn xã.      

Hưng Thịnh cũng tính đến nuôi gà lôi làm đặc sản địa phương.
Hưng Thịnh cũng tính đến nuôi gà lôi làm đặc sản địa phương.

Để thực hiện và đảm bảo xóa nghèo theo kế hoạch, xã đã giao chỉ tiêu giảm nghèo, chi tiết cho từng thôn, các tổ chức đoàn thể, lập danh sách từng hộ, phân công nhiệm vụ cho các ngành tổ chức đoàn thể, phối hợp với các thôn, tổ chức giúp đỡ các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống sinh hoạt để thoát nghèo bền vững. 

Bí thư Nguyễn Minh Thanh cho biết: Xã đã chỉ đạo các tổ chức hội và đoàn thể làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia làm kinh tế, phát động các phong trào như “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”  của Hội Phụ nữ, phong trào “Thanh niên lập nghiệp” của Đoàn thanh niên, phong trào “CCB giúp nhau thoát nghèo, làm kinh tế giỏi” của Hội Cựu chiến binh, phong trào “Đồng hành cùng hội viên nghèo trong phát tiển kinh tế” của Hội Nông dân đã có hiệu quả đích thực trong việc xóa đói giảm nghèo ở tại địa phương.

Xóa đói giảm nghèo đã giúp thay đổi suy nghĩ của người dân.
Xóa đói giảm nghèo đã giúp thay đổi suy nghĩ của người dân.

Cùng đó, các chính sách trợ giúp đột xuất đối với các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại bởi thiên tai, rủi ro bất khả kháng được thực hiện nghiêm túc, kịp thời.

Trong năm 2020, ngoài việc nhận được sự hỗ trợ của huyện Trấn Yên làm mới 04 nhà và sửa 03 nhà cho những gia đình có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn, xã đã vận động kêu gọi  tiền và công xây dựng được 01 nhà tình nghĩa cho 01 hộ nghèo là cựu chiến binh tổng trị giá 100.000.000 đ  

Khẳng định quyết tâm xóa đói giảm nghèo, Bí thư Nguyễn Minh Thanh, cho biết: Hưng Thịnh tiếp tục ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các thôn khó khăn; tăng cường thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã;

Đồng thời, chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; nghiên cứu thực hiện các chính sách đặc thù của huyện, của tỉnh để hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về giảm nghèo, trợ giúp xã hội.     

Để giảm nghèo hiệu quả, ngoài việc vận động các hộ nghèo bứt phá đi lên để làm kinh tế thoát nghèo, xã đã luôn tranh thủ sự quan tâm của huyện về một số chính sách đặc thù nhằm đẩy mạnh sản xuất, thu hút đầu tư để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Việc huy động nguồn lực từ ngân sách để thực hiện chính sách giảm nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời.

Từ sự quan tâm chỉ đạo và nguồn lực đầu tư lớn, công tác giảm nghèo đã thu được những kết quả ngoài mong đợi. Tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 10.33% năm 2017 giảm còn 4.2% năm 2020 (giảm 6,13%), bình quân mỗi năm giảm 2,04% – Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh, Nguyễn Minh Thanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.