Ngân hàng CSXH Vĩnh Phúc: Hoạt động tín dụng đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo

GD&TĐ - Những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động phối hợp với các ban ngành liên quan, các tổ chức CTXH và chính quyền địa phương trong việc huy động nguồn vốn, tổ chức giải ngân kịp thời, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Hoạt động tín dụng của NHCSXH Vĩnh Phúc góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo
Hoạt động tín dụng của NHCSXH Vĩnh Phúc góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo

Hoạt động của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của NHCSXH Việt Nam, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác (Hội nông dân, Liên hiệp Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) từ tỉnh đến cơ sở, tạo điều kiện cho NHCSXH vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Qua 05 năm thực hiện hoạt động ủy thác trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động tín dụng đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng Nông thôn mới; góp phần hạn chế tình trạng học sinh sinh viên phải bỏ học giữa chừng do gia đình gặp khó khăn về tài chính, nhiều hộ gia đình được xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh, các hộ nghèo có nhà ở ổn định, khang trang hơn; vốn vay ưu đãi đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn ở nông thôn phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, khôi phục các làng nghề truyền thống, giúp nhiều hộ có điều kiện thoát nghèo để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới và góp phần đẩy lùi tín dụng đen trên địa bàn.

Cụ thể: 05 năm qua nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 36.500 hộ vượt qua ngường nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 15.500 lao động (trên 1.250 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); hơn 1.600 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 61.100 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; trên 172 căn nhà ở cho hộ nghèo; 58 căn nhà ở xã hội,…

Nhờ có vốn kịp thời, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thời kỳ 2015-2019 giảm từ 4,96% xuống còn 1,46%.

Thông qua phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức CTXH đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống CTXH với hàng vạn người từ Trung ương đến cơ sở để chuyển tải nguồn vốn của Nhà nước đến hàng triệu người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp đỡ họ biết sử dụng vốn vay, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.

Giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được với dịch vụ tín dụng - tài chính của NHCSXH thuận lợi, nhanh chóng, tiết giảm được thời gian và chi phí đi lại. Việc cho vay thông qua Tổ TK&VV đã được thực hiện công khai, dân chủ, tăng cường sự đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm, nâng cao trách nhiệm của người vay trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, trả nợ NHCSXH.

Tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để có nguồn vốn sản xuất, kinh doanh; xây dựng, sửa chữa nhà cửa dột nát; xây dựng công trình nước sạch vệ sinh; vay vốn cho con đi học... góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe, nâng cao trình độ học vấn, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.

Việc triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã giúp hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói chung và hoạt động ủy thác thông qua các tổ chức CTXH nói riêng ngày càng phát huy hiệu quả. Giai đoạn 2015-2020, cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức CTXH vào cuộc quyết liệt hơn, triển khai tích cực, góp phần đưa “NHCSXH và chính sách tín dụng là một trụ cột quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Nhờ trụ cột này, giai đoạn 2015-2018, số hộ nghèo giảm rất nhanh, góp phần đẩy lùi, ngăn chặn tín dụng đen, tạo nguồn lực cho các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững gắn với các đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân”.

Kết quả thực hiện hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng tăng. Năm 2003, chỉ có chương trình cho vay hộ nghèo, HSSV và GQVL với dư nợ là 172 tỷ đồng; năm 2014 thực hiện ủy thác 10 chương trình tín dụng với tổng dư nợ ủy thác là 1.815 tỷ  đồng. Năm 2015 và 2018, thực hiện thêm chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ và cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, đưa tín dụng ủy thác trên địa bàn tỉnh lên tới 14 chương trình.

 Đến 31/12/2019, tổng dư nợ thực hiện theo phương thức cho vay ủy thác thông qua 04 tổ chức CTXH là 2.610 tỷ đồng (chiếm 99,52% tổng dư nợ của NHCSXH); tăng so với năm 2014 là 795 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,76%. Trong đó dư nợ ủy thác thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ 967 tỷ đồng chiếm 37,07%, Hội Nông dân chiếm 923 tỷ đồng chiếm 35,38%, Hội Cựu Chiến binh  chiếm 414 tỷ đồng chiếm 15,88%, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm 304 tỷ đồng chiếm 11,67%.

“Đây là bài viết tuyên truyền về truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ