Khởi động đẹp của một kỳ thi

Khởi động đẹp của một kỳ thi

(GD&TĐ) - Tình cờ lên sân ga đón người bạn đi nghỉ hè tháng 6, tôi gặp một người đàn ông nước ngoài đứng chụp ảnh ở một điểm sinh viên Tiếp sức mùa thi. Lần đầu đến Việt Nam, nên ông ta tò mò lầm tưởng với một chương trình lạ lẫm nào đó. Đến khi được giải thích để hiểu ra, du khách này tỏ thái độ ngạc nhiên và cảm động thực sự. 

v
Thí sinh trong giờ thi

Còn rất nhiều những hình ảnh, những nghĩa cử cảm động trên mọi miền đất nước mà báo chí liên tục đưa tin những ngày qua. Có thể tin rằng, mùa thi không chỉ là dịp để các bạn trẻ có cơ hội bước vào giảng đường, mà còn là mùa “thắp lửa” tình người bên nhau, của những thế hệ trẻ lẫn những người đã từ lâu rời xa môi trường khoa cử. Ngọn lửa chung tay ấy không chỉ nằm ở các sinh viên, học sinh, mà còn hiện diện ở cả những doanh nhân, những người lao động bình dị nhất. Ngọn lửa chung tay ấy thật đẹp trong mắt những du khách nước ngoài đến Việt Nam vào đúng những ngày cả nước rộn ràng đăng trường thử sức này!

Nhưng giá như (tôi thầm mong) người ngoại quốc kia được chứng kiến những hình ảnh còn đáng ngạc nhiên, khâm phục hơn nữa, những hình ảnh tưởng như là huyền thoại: Một cô bé bị bệnh xương thủy tinh cao chỉ gần 1m được mẹ đưa từ vùng quê Kon Tum nghèo khó tới Đà Nẵng để dự thi vào trường kiến trúc Đà Nẵng.

Ngọn lửa ước mơ trở thành họa sĩ của cô bé đã được bao tấm lòng nhân ái chung tay thắp sáng, từ những đồng lộ phí của bà con quê nghèo, tới nụ cười niềm nở, sự chỉ dẫn ân cần của các tình nguyện viên và đặc biệt là sự tận tình lo nơi ăn, chốn ở của các cán bộ, nhân viên ký túc xá Trường ĐH Bách khoa ĐHĐN. Sáng 4/7, do không thể tự đi lại bằng đôi chân của mình, thí sinh K’Hoàng (23 tuổi), dân tộc K’Ho, sống tại xã Phan Sơn (Bắc Bình, Bình Thuận) đã được các giám thị cõng từ tầng một lên phòng thi ở tầng 3 của khu giảng đường A27 Trường Đại học Đà Lạt.

Một cậu học trò khiếm thị từ chối quyền được ưu tiên, đặc cách vào đại học, được các giám thị dắt vào phòng thi  thử sức trong cuộc vượt vũ môn vào Trường ĐH Kinh tế. Một cậu học trò khiếm thị từ chối quyền được ưu tiên, đặc cách vào đại học, được các cán bộ hội đồng thi dắt vào phòng thi. Tại một phòng thi của Trường ĐH Vinh, thí sinh Nguyễn Văn Vọng ngồi trên xe lăn, hai chân teo tóp, bất động nhưng khuôn mặt sáng sủa, thông minh, ánh mắt đầy nghị lực tập trung vào bài thi với chí hướng thành tài trong lĩnh vực CNTT để mẹ thoát nghèo, thoát khổ… Có lẽ không có bài học giáo dục ý chí, nghị lực nào thuyết phục hơn thế đối với hàng vạn thí sinh đã và đang bước vào kỳ thi ĐH, CĐ 2013.

Tất cả những biểu hiện nêu trên đã minh chứng khá rõ nét cho sự khởi đầu đẹp đẽ của một mùa thi ĐH, CĐ - đẹp ở sự khoa học, đẹp ở tính nhân văn…

Hồng Thúy 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ