Phát hiện vết đen mặt trời lớn nhất trong 20 năm

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện một vết đen mặt trời khổng lồ có đường kính gấp 10 lần trái đất. Đây là vết đen mặt trời lớn nhất trong 20 năm qua.

Phát hiện vết đen mặt trời lớn nhất trong 20 năm

Science Daily cho biết vết đen AR2192 xuất hiện ở phía bên trái mặt trời có đường kính 130.000 km, lớn hơn 10 lần đường kính của trái đất (đường kính trái đất là 12.800 km). 

Vết đen này có thể quan sát bằng những loại kính viễn vọng thông thường với bộ lọc đặc biệt để không làm tổn thương mắt.

Mặc dù các vết đen đang hoạt động, thường xuyên tạo ra những tia lửa mặt trời có kích thước khổng lồ, nhưng nó vẫn chưa tạo ra một vụ phun trào nhật hoa và sự bùng nổ năng lượng plasma đủ lớn để gây ra những tác hại đáng kể, làm gián đoạn hệ thống liên lạc vô tuyến, mạng vệ tinh và lưới điện trên trái đất.

"Đây là vết đen mặt trời lớn nhất kể từ tháng 11/1990" - Doug Biesecker từ Trung tâm Dự báo thời tiết không gian (Mỹ) nói với Washington Post.

Theo NASA, khu vực vết đen mặt trời này bắt đầu hình thành từ năm 2008, rồi dần mở rộng ra. Vết đen mặt trời là các khu vực tối trên bề mặt mặt trời do nhiệt độ của chúng thấp hơn vùng xung quanh, hiện tượng được gây ra bởi sự biến đổi từ trường mạnh trên mặt trời.

Vết đen mặt trời lớn nhất trong lịch sử được quan sát vào năm 1947, nó có kích thước lớn hơn khoảng ba lần vết đen hiện tại.

Chu kỳ xuất hiện vết đen khoảng 11 năm như là một phần chu kỳ hoạt động của mặt trời. Cho đến nay, những vùng có từ tính mạnh, nguội và tối trên bề mặt mặt trời vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học và đang được tiếp tục khám phá.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.