Khi sinh viên ở…chung cư

Bước chân lên thành phố học tập, nhiều bạn sinh viên nghĩ rằng ở chung cư sẽ an ninh hơn ở phòng trọ, thế nhưng… Đó là những câu chuyện kể không bao giờ dứt, những bức xúc khó giãi bày.

Sinh viên ở chung cư: nhiều bất câp
Sinh viên ở chung cư: nhiều bất câp

Chung cư Ngô Gia Tự (phường 2, quận 10, TPHCM) có tuổi thọ hàng chục năm. Nhiều người mua hẳn một căn chung cư để buôn bán hoặc cho sinh viên thuê phòng. Đây là chung cư khá cũ nên phòng cũng không được thoáng mát và sạch sẽ.

Sinh viên ở chung cư: Nhiều bất cập

Do không tìm được chỗ trọ ưng ý, bạn Nguyễn Thị Hường đành phải cùng với một số người bạn thuê một phòng ở chung cư Ngô Gia Tự. Căn phòng của Hường khá nhỏ với giá 1,7 triệu đồng/tháng cho ba người ở.

Cuộc sống của chung cư quả là thật khó thích nghi với một sinh viên mới lên thành phố. Hường kể, rãnh nước thải phía sau dãy chung cư rất ô nhiễm, nhiều mùi hôi bốc lên vô cùng khó chịu. 

Còn nhà vệ sinh thì chỉ có một trong khi đó sinh viên thuê phòng phải ở chung với chủ. Chưa kể mọi người không có ý thức khi dùng chung nhà vệ sinh. Không chỉ vậy, phòng thì lúc nào cũng tối om om. Đôi khi lối đi chung dơ hoặc có rác một chút họ cũng đều đổ lỗi cho mấy đứa sinh viên.

Rãnh nước ô nhiễm phía sau chung cư

Hường tâm sự: “Lúc mới vào thành phố học, mình cứ nghĩ là chung cư sẽ an ninh nhưng điều đó không như mình nghĩ. Chuyện cướp giật cứ xảy ra ầm ầm. 

Mình là sinh viên đi học rồi về chỉ muốn yên tĩnh, mà những người xung quanh cứ la hét, nhậu nhẹt. Thật sự là một nỗi ám ảnh đối với mình”.

“Vì chung cư gần trường nên tụi mình thuê nhà tại chung cư Ngô Gia Tự. Nhưng do chung cư gần chợ nên rất bất tiện, nào là ồn ào, dơ bẩn, rồi không chỗ gửi xe. Khi mới ở được 3 tháng thì chủ nhà trọ lại tăng tiền nhà, thế là tụi mình đành phải dọn đi” - Bạn Trần Lâm cho biết.

Cùng chung tâm trạng với bạn Hường, sinh viên Phạm Vân Anh (chung cư Nguyễn Tri Phương) cũng gặp nhiều vấn đề không biết tỏ bày cùng ai. 

Căn chung cư mà bạn thuê trọ phải dùng toilet chung. Biết rằng, mỗi người phải ý thức, giữ gìn vệ sinh chung, vậy mà từ chỗ nấu ăn đến nhà vệ sinh lúc nào cũng bẩn, rác vứt đầy, nhiều khi nấu ăn xong mạnh ai nấy lên phòng của mình, không thèm dọn. Mặc dù, chủ nhà trọ đã dán bảng giữ gìn vệ sinh chung nhưng hình như chả ai để ý.

Bạn Phạm Vân Anh bức xúc: “Đến nỗi thùng rác đầy cũng không ai đổ, chỗ nấu ăn thì như một “bãi chiến trường”. Chưa kể, dù có để thùng rác trước cửa nhà nhưng khi uống xong một chai nước là họ tiện tay vứt xuống đất”.

Cứ nghĩ là ở chung cư sẽ tốt hơn ở trọ, đã có rất nhiều bạn chọn cho mình chỗ ở gần trường, vì họ nghĩ là sẽ tiện lợi. Các bạn sinh viên nên cân nhắc kĩ đến việc chọn cho mình một chỗ ở hợp lý và không ảnh hưởng đến việc học.

Theo Mực tím

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.