Khi công nghệ là bàn đạp vượt khó

Khi công nghệ là bàn đạp vượt khó

Nhưng dịch bệnh ập đến, HS phải học trực tuyến, nhà trường, thầy cô bắt buộc phải thay đổi để thích ứng và đáp ứng yêu cầu.

Quyết tâm nhập cuộc

Ông Vũ Đức Thọ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho biết: Sở đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hình thức dạy học trực tuyến bằng phần mềm Shub classroom, Google classroom, Zoom… cho trường THPT và phòng GD&ĐT huyện/thành phố…

Tùy theo điều kiện thực tế mỗi trường, việc ứng dụng công nghệ đem lại hiệu quả khác nhau. Nhưng cảm nhận chung là nhiều nhà trường có cách triển khai dạy học mới mẻ, sáng tạo, hiệu quả. Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP Nam Định), nếu trước đây, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học mới chỉ dừng lại ở việc tạo bài giảng PowerPoint, sử dụng máy chiếu, tư liệu video… giờ đây thầy cô đều sử dụng thành thạo các phần mềm để tổ chức lớp học trực tuyến.

Cô Lê Thị Phương Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến cho biết: Ứng dụng CNTT vào dạy học không phân biệt thầy cô trẻ hay lớn tuổi. Tất cả cùng nhập cuộc. Như cô Nguyễn Thị Hằng, đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn “online” cập nhật công nghệ để dạy môn Sinh hiệu quả. Cô còn thuần thục ứng dụng trên Shub classroom, tương tác cùng trò qua Zoom hết sức bài bản. Hay thầy Trần Văn Huỳnh chỉ vài tháng nữa nghỉ hưu nhưng vẫn miệt mài với những bài giảng, dạy học trực tuyến cho HS. Với quan điểm còn trên bục giảng ngày nào đều phải tận tâm, tận lực với nghề.

Vượt lên chính mình

Hải Lý - xã ven biển của huyện Hải Hậu (Nam Định), người dân chủ yếu đánh bắt cá, hoặc là công nhân tại các công ty trong địa bàn huyện. Dân cư đông, phụ huynh HS còn hạn chế về nhận thức, chưa hỗ trợ tốt việc học cho con em. Ý thức được những khó khăn đó, Trường THCS Hải Lý được giao trách nhiệm khắc phục và đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng chất lượng dạy học. Đến nay, các tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề về dạy học thông qua ứng dụng công nghệ 4.0. GV được tập huấn về áp dụng CNTT để dạy học trực tuyến thông qua ứng dụng của VNPT E-Learning hoặc Zoom Meeting. Nói như Bí thư Đảng ủy xã Hải Lý, ông Đinh Hải Châu: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học nâng chất lượng, dù khó cũng phải làm, đây là mệnh lệnh, là trách nhiệm của các nhà trường và thầy cô.

Thầy Nguyễn Hải Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS Hải Lý (Hải Hậu), bộc bạch: Chúng tôi họp tổ chuyên môn để xây dựng, soạn bài giảng PowerPoint phục vụ giảng trực tuyến. Tổ chức dạy hướng dẫn ôn tập, quay clip up lên YouTube, gửi đường link đến điện thoại của phụ huynh HS. Phân công GV thường trực để trợ giúp khi HS có yêu cầu thông qua ứng dụng Zalo hoặc Messenger... Thật mừng, đến nay 100% GV toàn trường đã ứng dụng CNTT vào dạy học một cách hiệu quả. Việc làm khó nhưng được khắc phục nhờ sự nỗ lực vượt lên chính mình của thầy cô.

Còn ở Trường THPT B Hải Hậu (Hải Hậu), GV đã nỗ lực “vượt qua chính mình” để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. Theo chia sẻ của lãnh đạo nhà trường, các thầy cô đều hăng say học hỏi từ những “IT” của trường, qua video trên YouTube, Google… mọi lúc, mọi nơi. Dạy học trực tuyến, với bao khó khăn trước mắt nhưng vẫn được duy trì khi thầy cô vượt lên những trở ngại ban đầu về công nghệ. Những khó khăn, hạn chế là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, phản hồi tích cực từ phụ huynh, HS và đồng nghiệp là động lực để đội ngũ GV tiếp tục vượt khó, dạy học tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.