Khai mạc ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên

GD&TĐ - Hàng trăm nghệ nhân người dân tộc thiểu số hội tụ tại Kon Tum vui ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên.

Khai mạc “Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023”.
Khai mạc “Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023”.

Tối 29/11, tại Kon Tum, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum khai mạc “Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023”.

Tham dự buổi lễ có Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng đại diện các ban, ngành Trung ương và lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên.

Đặc biệt với sự góp mặt của gần 600 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên người dân tộc thiểu số (DTTS) các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tại ngày hội.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tại ngày hội.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại tướng Tô Lâm đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền các địa phương, nghệ nhân… và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong việc tổ chức ngày hội. Những đóng góp thiết thực này nhằm phát huy cao độ các giá trị văn hóa, góp phần phát triển bền vững Tây Nguyên.

Đại tướng Tô Lâm cho rằng, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc, phong phú, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo, như: nhà rông, đàn đá, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian. Trong đó có Trường ca Đam San huyền thoại của đồng bào Ê đê, các lễ hội gắn với “Không gian văn hóa Cồng chiêng” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đại tướng mong muốn các địa phương tiếp tục quan tâm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu… Đồng thời, tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hóa của nhân dân. Ngoài ra kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững.

Các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, múa xoang tại ngày hội.

Các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, múa xoang tại ngày hội.

Ngày hội với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ” nhằm khẳng định sức sống mới, lan toả không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trong đời sống đương đại.

Tại ngày hội, nghệ nhân tham gia trình diễn, giới thiệu lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống của các dân tộc; triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên”; nghệ nhân thi đấu các môn kéo co, đẩy gậy, bắn ná, leo cột mỡ và nhảy bao bố…

Lễ "Mở cửa Kho lúa" của người Rơ Măm tại Kon Tum.

Lễ "Mở cửa Kho lúa" của người Rơ Măm tại Kon Tum.

Ngày hội là dịp để cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên được tắm mình trong dòng sông văn hoá cội nguồn, cùng khoe sắc với đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đồng thời, giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam gắn với phát triển du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Đây cũng là cơ hội để các dân tộc 5 tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hoá, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy, quảng bá không gian văn hoá - lễ hội."

Thông qua ngày hội có thể quảng bá, giới thiệu về văn hoá, vùng đất con người Kon Tum và Tây Nguyên đến bạn bè, du khách trong, ngoài nước. Từ đó mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, liên kết các tỉnh Tây Nguyên để phát triển vùng, kinh tế - xã hội, bảo đảm về an ninh chính trị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.