Biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên

GD&TĐ - UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) phối hợp với Nhà thiết kế Minh Hạnh tổ chức chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên.

Đặc trưng vải thổ cẩm có những họa tiết như chim, ba ba, cồng chiêng, ngà voi với sự pha trộn màu sắc đa dạng.
Đặc trưng vải thổ cẩm có những họa tiết như chim, ba ba, cồng chiêng, ngà voi với sự pha trộn màu sắc đa dạng.

Chiều 29/10, tại thác Pa Sỹ (thị trấn Măng Đen) UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) phối hợp với Nhà thiết kế Minh Hạnh tổ chức chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên.

Chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên với sự tham gia trình diễn của hàng trăm diễn viên là học sinh dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum. Chương trình cũng thu hút hàng trăm lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến chiêm ngưỡng.

Những chiếc áo dài trên nền vải thổ cẩm là sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Những chiếc áo dài trên nền vải thổ cẩm là sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Chương trình nhằm giới thiệu tới người dân và du khách gần xa về những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Phát biểu tại chương trình, ông Đặng Quang Hà, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho biết, Măng Đen là vùng đất được ví như thiên đường xanh của cao nguyên, có độ cao trung bình hơn 1.200m so với mực nước biển. Khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ, trong lành và hệ động thực vật phong phú với nhiều loài đặc hữu có tên trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới.

Hàng trăm người dân, học sinh tham gia trong chương trình.
Hàng trăm người dân, học sinh tham gia trong chương trình.

Không những thế, nhắc đến bản sắc văn hóa Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng thì không thể không nhắc đến những lễ hội gắn liền với cồng chiêng. Bên cạnh đó vẻ đẹp của sắc màu thổ cẩm mang đậm phong cách của người dân tộc bản địa Tây Nguyên đã trở thành điểm nhấn văn hóa rất đặc trưng. Thổ cẩm Tây Nguyên của người Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng rất đỗi quen thuộc với cuộc sống thường ngày của con người, thể hiện được chiều sâu bản sắc văn hóa. Bằng những bàn tay khéo léo, cùng với óc sáng tạo phong phú, tích lũy và trao truyền qua nhiều đời, đã khắc họa nên những họa tiết, hoa văn thổ cẩm vô cùng phong phú. Còn áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

“Đây lần đầu tiên bộ sưu tập áo dài trên nền vải thổ cẩm của Nhà thiết kế Minh Hạnh và 10 nhà thiết kế nổi tiếng trong nước hội tụ tại Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ. Qua đây, chúng tôi mong rằng có thể giữ gìn, tôn vinh và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đồng thời góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, phát triển giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương”, ông Hà chia sẻ.

Người dân biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên.
Người dân biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên.
Với mỗi cộng đồng dân tộc, các họa tiết thổ cẩm và cách phối màu cũng khác nhau.

Với mỗi cộng đồng dân tộc, các họa tiết thổ cẩm và cách phối màu cũng khác nhau.

Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại thác Pa Sỹ.
Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại thác Pa Sỹ.
Học sinh dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum tham gia biểu diễn.
Học sinh dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum tham gia biểu diễn.
Thông qua chương trình, huyện Kon Plông mong muốn sẽ góp phần giữ gìn, tôn vinh và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Thông qua chương trình, huyện Kon Plông mong muốn sẽ góp phần giữ gìn, tôn vinh và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ